Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

LÀM GÌ KHI BẾ TẮC TRONG CUỘC SỐNG?



Tâm sự của một bạn nam (giấu tên):

"Mình là năm nay gần 30 tuổi rồi. Mình là con trai cả trong 1 gia đình không mấy khá giả. Từ nhỏ mình học khá giỏi, thi đại học cũng đỗ trường tốt, nhưng ra trường không hiểu lận đận thế nào mà đến giờ, khi bạn bè mình nhiều đứa thành đạt, mình vẫn chẳng có gì trong tay. Đã thế, bố mẹ mình ở quê lại quá kỳ vọng. Ngày xưa khi mình đỗ đại học, các cụ tự hào bao nhiêu, thì giờ đây lại thất vọng bấy nhiêu. Mình thường xuyên phải nghe những lời trách móc, so sánh, thở ngắn than dài...rồi muốn mình phải mua nhà, lấy vợ, đẻ con...Mình thấy rất mệt mỏi. Nhiều lúc mình không muốn về nhà nữa, cứ nghĩ đến các cụ lại thấy ức chế, rồi nghĩ đến bản thân lại thấy bất lực, vô dụng..."

Bạn sẽ làm gì nếu rơi vào tình cảnh của bạn nam này? Hãy cùng TGĐT chia sẻ quan điểm & kinh nghiệm của bạn, đặc biệt là dưới góc nhìn của Thiền sinh Vipassana để giúp bạn ấy vượt qua thời điểm khó khăn này nhé?

Chia sẻ từ các thành viên TGĐT:

Minh Tâm Cư Sĩ: Vấn đề đầu tiên là bạn phải biết chấp nhận hoàn cảnh của mình. Có thể bây giờ bạn chưa có gì ( nhà, vợ, con ), nhưng chắc là bạn cũng đã có 1 công việc để làm, đó đã là 1 may mắn, hạnh phúc rồi. Nhìn vào bản thân bạn, bạn còn khoẻ mạnh, không bị mắc những bệnh hiểm nghèo, đó cũng là 1 điều hạnh phúc. Bố mẹ bạn khổ, sở dĩ vì mong cầu quá nhiều, muốn con mình phải được thế này thế kia. Như vậy gây nên áp lực lớn cho con mình. Mình nghĩ, bạn nên nói chuyện thẳng thắn với bố mẹ, giải thích cho bố mẹ hiểu tình trạng của mình. Với tôi, mỗi ngày chỉ cần được ăn 1 bữa cơm ngon, ngắm 1 bông hoa đẹp, ra vườn tiếp xúc với những cái cây cao lớn trong vườn nhà mình, là tôi lại dâng trào hạnh phúc. Bạn có cảm nhận được như vậy không ?

Nandiya Giác Hạnh: Điều duy nhất bạn có thể làm bây giờ là học cách ghi nhận nội dung của các dòng suy nghĩ để hiểu hơn về chính bản thân mình. Chỉ khi nào bạn hiểu rõ những lo lắng , tính toán, khó chịu , sợ hãi , sân hận v...v...bắt nguồn từ đâu thì khi đó bạn mới có thể chấp nhận để cho mọi thứ đến và đi theo lẽ tự nhiên của nó. Bất kì tác động ngăn chặn đều sẽ phản tác dụng khiến cho bạn càng trở nên bế tắc hơn. Do không có sự quan sát về bản thân mình nên chúng ta đã đánh mất rất nhiều dữ liệu quan trọng. Mình chỉ nêu ra 1 số câu hỏi , hy vọng qua đó bạn có thể hồi phục lại 1 chút ít dữ liệu mà bạn đã đánh mất .

Trong suốt năm tháng sống cùng gia đình, bạn có những khát khao , ước vọng gì về cuộc sống sau này ?

Đã bao nhiêu lần bạn cảm thấy buồn khi không được bằng bạn bằng bè ?

Bạn có tự hào về kết quả học tập của mình không ?

Sau mỗi lần bạn đạt được kết quả tốt , bạn có suy nghĩ gì về tương lai , có những tính toán gì cho tương lai của mình ?

Chúng ta thường đặt quá nhiều niềm tin cho 1 tương lai rực rỡ , nhất là khi chúng ta nắm trong tay 1/100 nhân tố của thành công ( đó có thể là học vấn , tài chính , sức khoẻ hay sự may mắn ) mà quên đi yếu tố chính đưa đến thành công hay thất bại là nghiệp lực .những gì chúng ta đã tạo tác trong quá khứ sẽ cho ra quả ( quả lành hoặc dữ ) , sự khác nhau về giàu , nghèo , khoẻ mạnh hay yếu đuối cũng từ đây mà ra. Vì thế nếu chúng ta hiểu về nhân quả , chúng ta sẽ thấy rằng mọi sự so sánh đều trở nên khập khiễng.
Quay trở lại vấn đề , điểm mấu chốt chính là sự kì vọng , với kết quả học tập khá giỏi , tốt nghiệp 1 trường đại học danh tiếng , 1 chút tự hào là người thông minh từng trải , bạn kì vọng quá nhiều về tương lai . Bạn chắc chắn rằng bạn sớm thành công. Và khi mọi thứ không theo như suy nghĩ của bạn thì những cảm giác mình nói ở trên sẽ xuất hiện . Các tác động bên ngoài từ phía gia đình , bạn bè càng làm bạn trở nên rối thêm . Và đôi khi bạn đổ lỗi cho sự khó chịu của mình là do gia đình gây nên. Tuy nhiên , bạn thử theo dõi cảm xúc của mình 1 chút nhé.

Lúc bạn vui thì những lời than thở trách móc có ảnh hưởng nhiều đến bạn không ?

Lúc bạn buồn thì những lời than thở trách móc có làm tăng sự khó chịu trong bạn hay không ?

Vậy cùng 1 lời nói , tại sao lại có những phản ứng khác nhau.

Do phản ứng của mình đem lại sự khó chịu hay do lời nói của người khác

Sẽ còn rất nhiều thứ bạn cần quan sát để có được 1 chút sự hiểu biết. Nhờ sự hiểu biết này , bạn mới dần trở nên an ổn về nội tâm . Và khi đó , dù cuộc sống có những biến cố gì , bạn đều co thể ung dung chấp nhận .

Thỏ Láu: Theo mình có 2 vấn đề cần giải quyết là 1.sự bất mãn của bản thân. 2. Sự bất mãn của gia đình. Với mình, sự bất mãn của bản thân thì khó giải quyết, còn sự không hài lòng của cha mẹ thì dễ hơn. Bố mẹ trách móc vì quá kỳ vọng vào con cái, giờ chỉ cần làm thế nào để các cụ chấp nhận thực tế, ko kỳ vọng nữa thì sự bất mãn cũng giảm đi. Điều quan trọng là giải quyết đc chính sự bất mãn của mình trước đã.

Thái Tử Bỏ Nhà: Tất cả chỉ là các quan niệm xã hội, cá nhân mâu thuẫn với nhau. Độc lập-Tự do-Hạnh phúc là quyền của con người! Tại sao bạn lại chối bỏ?

Kiên Nguyễn:  Theo mình bạn dọa bố mẹ, bố mẹ nói nhiều là con bỏ nhà đi tu là bố mẹ bạn sợ ngay

Mây Trắng Bay: Vấn đề này thì mình thấy ai lớn lên cũng thường hay trải qua.Những áp lực,những ước muốn riêng của bản thân mình,của người thân.Việc của bạn là bất mãn với những gì bạn đang là và muốn là,chính vậy lên tạo xung đột mâu thuẫn ngay trong chính bạn một cách liên tục.Nó làm bạn băn khoăn trăn trở mất rất nhiều lăng lượng,cả niềm vui nữa.Bạn sinh ra làm con cả,mọi việc cũng tương đối xuôn sẻ,vì vậy mà cũng được mọi người trông mong,đó là điều dễ hiểu.Điều quan trọng là bạn phải tìm hiểu chính mình,để sống một cuộc sống ý nghĩa,bạn thật sự muốn mà không có mâu thuẫn.Còn gia đình bạn,nếu là mình,mình sẽ ngồi bên bố mẹ,tâm sự cùng mọi người,có sự thẳng thắn mà nhẹ nhàng ở trong đó,Mỗi khó khăn giúp ta trưởng thành,bài học riêng,mình không khuyên bạn chấp nhận gì mà hãy khám phá,chỉ từ hiểu rõ chính mình mới đem lại một hành động cụ thể mà từ đó ta hành động và sống.

Dat Le: Cả nhà xách ba lô lên và đi .....tham dự 1 khóa thiền Vipassana thì hay

Tịnh Lự: Bạn hãy tự hỏi mình có năng khiếu gì? có ham thích ngành nghề gì? để tự chọn đường đi cho mình. Còn phải hiểu "vẫn chẳng có gì trong tay" là gì? một năm trôi qua dù không lên chức gì, nhưng bạn vẫn có khả năng giải quyết công việc hơn người mới ra trường chứ? còn nếu không có thì bạn đã chọn sai ngành học rồi.?Không sao, ta vẫn có thể làm lại.

Nguyen van Phuc: 

Tâm ngộ thật tướng
Duyên khởi Tánh không
Tự giác, Giác tha
Từ, bi, hỉ, xả.
Thấy thật tướng Tâm
Duyên khởi Tánh không
Trước giác ngộ mình
Sau giác ngộ người
Từ, bi, hỉ, xả.

Thật vậy. Nếu con người mà không thấu triệt được chân lí thì mọi cách hành xử đều là MÊ LẦM, LUẨN QUẨN.

Nguyen Thanh Tung: Để làm bất cứ thứ gì như hiếu nghĩa, trách nhiệm, đạo đức, hộ pháp hay gì gì đi nữa cũng phải KHỎE cả về tinh thần lẫn thể xác. Muốn có sức khỏe thì tập thể thao, muốn minh mẫn thì thực hành các biện pháp rèn luyện tâm thần - ví dụ như Thiền. Có sức khỏe, có thể kiếm cơm bằng sức lực của mình, căn cơ khác biệt, sống dựa sức lao động của mình thì luôn tốt. Tinh thần khỏe mạnh thì hiểu biết sáng suốt, bị rèm pha, bị nhận xét vẫn tự mình tinh tấn kiên định nỗ lực, sẽ có ngày hưởng quả ngọt. Từ đó trọn hết các đạo nghĩa khác.

Tara Cism: Nói sẽ đi qui y đi tu thì sẽ ko còn tạo áp lực nữa

0 nhận xét:

Đăng nhận xét