Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

MỞ RỘNG CỬA TÂM MÌNH

Vào bảy thế kỷ trước, có bảy nhà sư sống trong một động nọ trong rừng ở Á Châu. Bảy vị sư gồm có sư cả, em sư cả, bạn đạo thân thiết của sư cả, sư thứ tư chống sư cả, sư thứ năm già yếu không biết sống chết lúc nào, sư thứ sau bị bệnh và cũng có thể chết bất cứ lúc nào, sư thứ bẩy vô tích sự. Vị sư chót này ngáy pho pho trong lúc thiền, không thuộc kinh kệ, quàng y cũng không nên thân. Sư chẳng những được sáu vị kia miễn chê mà còn cám ơn vì sư đã dậy cho họ chữ nhẫn.

Một hôm động bị cướp đến giật làm sào huyệt, họ muốn giết các sư. Sư cả dùng tài hùng biện để thuyết phục bọn cướp, chúng quyết định sẽ giết một sư để cảnh cáo ai dám tiết lộ sào huyệt của họ. Và sư cả được phép suy nghĩ trong giây lát để quyết định ai là vị bị tế thần?

Bạn hãy dừng lại một chút để suy nghĩ nhé. Theo bạn, ai sẽ là người phải chịu chết? Sư cả, em của sư cả, bạn sư cả, người không ưa sư cả, một người già ốm đau, một người bệnh có thể chết bất cứ lúc nào và một người vô tích sự?

“Sư không chọn được ai hết”. Sư cả trả lời. Sư cả không chọn được ai để thí vì Sư thương em, thương bạn, kẻ thù, người già, người bệnh, người dưng như nhau. Tình thương của sư vô điều kiện và mở rộng với tất cả mọi người, bất luận họ là ai, như thế nào. Thấm thía hơn là sư thương mọi người như thương sư vậy, lòng sư cũng rộng mở với sư nên sư không biết phải chọn sư hay một trong những người bạn đồng tu còn lại.





Vậy tại sao sư cả không tự thí thân mình vì tình thương vô điều kiện của sư với đồng đạo, như nhiều bạn đã nghĩ? Văn hóa từng dậy chúng ta hy sinh cho kẻ khác. Hỏi đi cũng nên hỏi lại, tại sao chúng ta đòi hỏi nơi chúng ta, tự hà khắc và tự phạt mình như vậy? Vì chúng ta chưa học cách tự thương mình. Nếu chúng ta thấy khó nói câu “tâm tôi rộng mở với mọi người, dầu họ có làm gì cũng kệ” thì câu sau nói với mình lại càng khó gấp bội”. Tôi, người mà tôi gần gũi nhất bấy lâu nay, cửa lòng tôi cũng phải mở rộng như vậy, dầu tôi có làm gì đi nữa. Phải mở rộng nha”.

Đó là sự thương mình mà tôi muốn nói: sự tha thứ thoát khỏi ngục tù tội lỗi, làm lành với chính mình. Nếu bạn có đủ can đảm thành thật với lòng mình, bạn sẽ hướng lên tiếp cận với tình thương cao thượng. Bạn sẽ là bạn một cách trọn vẹn, hoàn toàn tự do và hạnh phúc. Bạn không cần là người hoàn toàn, không lỗi lầm mới tự ban cho mình tình thương cao thượng ấy. Làm gì có sự hoàn toàn mà bạn mong đợi? Chúng ta hãy mở cửa lòng mình bất luận cho chuyện gì.

Và chuyện gì đã xảy ra cho bảy vị sư bị cướp động thất. Chuyện không có nói tiếp, nhưng tôi đoán rằng sau khi sư cả nói rằng không chọn được ai và sư giảng cho bọn họ về tình thương cao thượng như tôi vừa nói ở trên, bọn cướp rất cảm kích. Họ chẳng những không cướp động, không giết ai mà còn xin xuất gia nữa.

Sư Ajahn Brahm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét