Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THỰC HÀNH THIỀN NIỆM HƠI THỞ

🌷Bài pháp hôm nay tôi xin giành để nói về việc chúng ta áp dụng thiền trong cuộc sống, cũng như cách chúng ta quản lý cuộc sống. Trước khi bắt đầu tôi sẽ nói về những khó khăn mà các hành giả thường mắc phải khi định niệm hơi thở.
Đối với các hành giả tu tập thiền ở nhà, các vị có thể ngồi 1 thời hoặc 2 thời (1 tiếng hoặc 2 tiếng) nhưng khi quý vị tham dự khóa thiền các vị sẽ ngồi từ sáng cho đến tối tất cả thời lượng này đều dành cho việc tọa thiền, do việc ngồi thiền với mức độ dày đặc như vậy chúng ta chưa quen với việc ngồi thiền chúng ta cảm thấy thân rất đau & khó chịu, khi mà chúng ta đã quen đối với việc ngồi thiền thì các cảm giác khó chịu này cũng sẽ tan biến.
1️⃣ Một nguyên nhân mà khi chúng ta ngồi thiền lâu chúng ta có thể hết cơn đau là do thiền tâm chúng ta nhiếp trên hơi thở mà hơi thở thuộc về đối tượng đại thiện tâm (Maha kusala citta). Khi tâm nhiếp trên hơi thở những đại thiện tâm sẽ sanh khởi liên tục và đối với những đại thiện tâm này có các tâm như là: VÔ THÂN, VÔ TÂM, THÍCH THÂN, THÍCH TÂM, THUẦN THÂN, THUẦN TÂM, KHINH THÂN, KHINH TÂM những loại tâm sở này hợp với một tâm sở HỶ thuộc về SÁU TÂM SỞ BIỆT CẢNH sẽ tạo ra những trạng thái rất là khinh an đối với thân & tâm khi chúng ta làm phát sanh được những tâm đại thiện này. Những tâm sở này nằm trong 33 tâm hành của mỗi đổng tốc tâm khi mà hành giả hành thiền nhiếp trên hơi thở không những họ cảm thấy cơn đau biến mất, đôi khi họ còn cảm thấy toàn thân biến mất.
👉Nguyên nhân là gì? Khi tiến trình tâm khởi lên chúng ta chỉ bắt một đối tượng duy nhất, tiến trình tâm trong ngũ môn, ý môn cũng vậy. Nhưng vì tâm chúng ta khởi lên quá nhanh chúng ta nghĩ rằng tâm chúng ta bắt nhiều đối tượng cùng một lúc (vừa thấy, vừa nghe, vừa ngửi, vừa nếm) nhưng mà thật sự không phải như vậy, tâm chúng ta khởi lên chúng ta chỉ bắt duy nhât một đối tượng mà thôi, cũng vậy khi một hành giả có thể nhiếp tâm được trên hơi thở của mình tiến trình tâm nhập thất ý môn sẽ hoạt động liên tục bắt hơi thở làm đối tượng khi đó thì những tiến trình tâm nhận thức thuộc về ngũ môn sẽ không khởi lên do vậy khi đó hành giả có cảm giác toàn thân của mình, những giác quan xung quanh thân người mình biến mất đó chính là nguyên nhân.
2️⃣ Một khó khăn kế tiếp đó là trạo cử hối quá ( là những sự suy nghĩ trong quá khứ, hoặc trong tương lai..) đây thuộc bản chất của tâm phóng dật bất thiện ưa thích lang thang trên đối tượng bất thiện. Cách để chúng ta có thể điều phục được trạng thái phóng dật của tâm chính là áp dụng phương pháp đếm & kế đến là ghi nhận toàn thân hơi thở. Đây là 2 phương pháp để chúng ta đối trị với tâm trạo cử phóng dật. Một điều quan trọng cần thiết để chúng ta thoát khỏi không bị trạo cử hối quá; đó là chúng ta nên tránh nói chuyện nhiều. Bởi vì khi chúng ta nói chuyện dẫu ít thì trong câu chuyện dẫu là buồn hay vui, thì trong lúc chúng ta hành thiền những suy nghĩ đó lại khởi lại trong tâm chúng ta, nó lại cắt ngang sự tu tập của chúng ta, cắt ngang sự tập trung của chúng ta. Do vậy thì chúng ta tránh nói chuyện. Nếu như quý vị có thể làm được những điều này và có thể miên mật trên sự tu tập của mình thì quý vị sẽ thấy được sự tiến bộ rõ rệt của mình.
3️⃣ Một khó khăn nữa đó là trôn trầm & thụy miên, khi quí vị ở nhà quý vị ngủ muộn & thức muộn, ở trung tâm thiền theo thời khóa biểu thì khác quý vị phải ngủ sớm & thức dậy cũng sớm, do quí vị chưa thích nghi được & do không quen quí vị sẽ ngủ không đủ giấc và đây là nguyên nhân gây ra hôn trầm thụy miên. Đôi khi do dùng vật thực không thích hợp chẳng hạn như vật thực gây ra sự khó tiêu, cũng làm chúng ta hôn trầm, hoặc là những ảnh hưởng của những loại thuốc mà chúng ta đang dùng như (thuốc giảm đau…) những loại thuốc có tính chất an thần cũng làm chúng ta buồn ngủ.
+ Vậy làm thế nào để vượt qua hôn trầm thụy miên, tôi sẽ giải thích cặn kẽ 7 pháp mà Đức Phật thuyết trong Tăng Chi Kinh. Đầu tiên Đức Phật dạy cho ngài Mục Kiền Liên khi mà ngài Mục Kiền Liên trong quá trình tu tập bị hôn trầm thụy miên, đó là:
+ Khi nào mà hôn trầm thụy miên khởi lên trong tâm thì hãy từ bỏ tất cả các pháp mà làm cho tâm mũi lược mà hãy thay đổi tư duy đến những pháp mà làm khơi dậy những sự tinh tấn nơi tâm
+ Nếu như quý hành giả thực hiện phương pháp này mà vẫn không thể nào thoát khỏi hôn trầm thụy miên thì hãy tụng thầm những bài pháp đã học thuộc lòng. Đây là phương pháp đối trị với hôn trầm thụy miên.
+ Nếu như tụng thầm trong tâm những bài pháp đã học thuộc lòng mà vẫn không thoát khỏi hôn trầm thụy miên thì nên tụng ra bằng miệng luôn.
+ Nếu như thực hiện cả 3 biện pháp trên mà vẫn không thoát khỏi hôn trầm thụy miên thì cách thứ 4 mà Đức Phật dạy cho ngài Mục Kiền Liên đó là chà xát toàn thân sẽ giúp quý hành giả tỉnh táo.
+ Nếu cả 4 cách trên đã áp dụng mà vẫn không thoát khỏi hôn trầm thụy miên thì lên đứnh dậy rửa mặt bằng nước mát & hướng ánh nhìn vào khoảng xa ( có thể nhìn lên mặt trời hoặc mặt trăng..) điều này cũng giúp để thoát khỏi hôn trầm thụy miên.
+ Đức Phật lại dạy tiếp, nếu như hướng tưởng đến ánh sáng mà vẫn không thoát khỏi hôn trầm thụy miên thì nên đứnh dậy đi kinh hành, nhưng vẫn chú tâm trên đối tượng và đi một mình (thu thúc lục căn của mình), vì tôi thấy trong khóa thiền có một số thiền sinh khi mà đi kinh hành thì họ đi chung với nhau & lại nói chuyện. Như vậy, bằng việc thay đổi oai nghi đứnh dậy đi kinh hành (đi một mình). Tôi cũng muốn khuyên nhủ quí vị hành giả, khi đi kinh hành chúng ta nên đi một mình (đừng có đi hai người), bởi vì khi chúng ta đi chung chúng ta sẽ nói chuyện và nó sẽ làm ảnh hưởng đến người khác cũng như ảnh hưởng đến sự tu tập của chúng ta trong thời thiền kế tiếp.
❗️Nếu như đã làm hết những biện pháp này mà vẫn không thoát khỏi hôn trầm do thân & tâm mệt mỏi, thì Đức phật có chỉ dạy ngài Mục Kiền liên cách nghỉ ngơi (tức là nằm xuống). Chắc hẳn quí vị thích cách này phải không? Nhưng mà Đức Phật dạy ngài Mục Kiền Liên cách nằm khác biệt đó là nằm về phía tay phải nằm thế con sư tử - Chánh niệm tỉnh giác trên đề mục thiền của mình. Sau khi nghỉ ngơi thì vị ấy sẽ ngồi dậy và từ bỏ ý định ham thích ngủ nghỉ.
4️⃣ Và cái khó khăn kế tiếp của hành giả là bị chi phối bởi âm thanh, tức là khi do quí vị hành thiền tâm quí vị rất là nhạy cảm những đối tượng âm thanh bên ngoài rất dễ chi phối (tiếng bước chân, tiếng đóng cửa, âm thanh của tiếng hát karaoke…)quí vị, Lúc đó quí vị hãy cố gắng không phản ứng với âm thanh bằng sự tức giận, thất vọng… mà ngay thời điểm đó quí vị hãy cố gắng tăng sự ghi nhận của mình trên đối tượng thiền. Bằng cách đó chúng ta sẽ có thể vượt qua được sự chi phối bởi âm thanh.
Ở bên Miến Điện có một vị thiền sư tên là Sunlung sayadaw, vị này khi dạy thiền thì khuyên các vị hành giả thiền sinh hãy đạt đến một nơi mà không nghe. Như chúng ta thấy trên thế gian này chúng ta đi khắp mọi nơi chúng ta không thể nào tìm được một nơi mà không nghe, không nơi nào mà không có âm thanh, nhưng mà vì sao vị đó nói rằng hãy đạt đến một nơi không có âm thanh không nghe? Và đối với một số hành giả sau khi hành thiền miên mật chú ý trên đối tượng thì những âm thanh không còn cản trở vị ấy nữa, nó không còn chi phối vị ấy nữa hoặc thậm chí vị ấy có nghe nhưng âm thanh rất là nhỏ nguyên nhân là do đâu? Nguyên nhân là do khi mà tâm vị ấy nhiếp liên tục trên đối tượng bởi vì khi mà tiến trình tâm khởi sinh lên một tâm chỉ bắt được một đối tượng duy nhất mà thôi. Thì cũng vậy khi mà tiến trình nhận thức thuộc về ý môn khởi sanh nó bắt đối tượng thiền là hơi thở thì những tiến trình khác (chẳng hạn như tiến trình nhận thức thuộc về nhĩ môn *tức là lỗ tai* sẽ không khởi sanh do bởi không khởi sanh do đó chúng ta sẽ không nghe thấy âm thanh & những tiến trình nhận thức thuộc về những căn môn còn lại cũng không khởi sanh. Do vậy nếu như quí vị nào có thể nhiếp tâm được trên đối tượng thiền của mình thì những tiến trình tâm thuộc về những ngũ môn còn lại nó sẽ không có điều kiện để khởi sanh, do vậy vị hành giả ấy có thể đạt đến nơi mà không nghe.
5️⃣ Một khó khăn nữa là trong khi hành thiền hành giả rất dễ rơi vào tâm hữu phần (tâm hộ kiếp) khi rơi vào tâm hữu phần này vị ấy sẽ không bắt được những đối tượng hiện tại, vị ấy trong tình trạng như là vô thức (giống như tình trạng vị đó ngủ) nếu mà phân tích trong vi diệu pháp thì khi mà một người ngủ sâu không mơ mộng thì trạng thái ngủ sâu như vậy thuộc về trạng thái của tâm hữu phần (tâm bắt đối tượng cận tử kiếp trước) & đối với cảm giác rơi vào tâm hữu phần thì rất là tốt, nhưng đối với quá trình tu tập thiền thì nó sẽ là sự cản trở cho hành giả.
6️⃣ Khó khăn kế tiếp là trong lúc hành thiền những hình ảnh khởi lên trong tâm. Đối với một số hành giả hành thiền thì đôi khi tự nhiên thấy cha, mẹ, những người thân bằng quyến thuộc của mình, thậm chí có người có thấy ma quỷ hay là thần tiên, hay chư thiên… Khi đó họ sẽ xảy ra hai trạng thái: vui thích hoặc sợ hãi với những hình ảnh này. Đối với những người tu tập thiền niệm hơi thở thì khi những hình ảnh này khởi sanh nên quý vị không nên để tâm vào nó mà quý vị nên chú tâm liên tục vào hơi thở của mình và phớt lờ đi những hình ảnh này. Khi chú tâm liên tục dần dần những hình ảnh này sẽ mất đi.
7️⃣ Một khó khăn kế tiếp đó là trong quá trình hành thiền có một số hành giả mất hơi thở (không còn thấy hơi thở), nguyên do là do hơi thở trở nên càng ngày càng vi tế & do nó quá vi tế, vị hành giả đó nghĩ rằng mình bị mất hơi thở. Vì nghĩ rằng mất hơi thở nên vị đó lại cố ý thở mạnh thì điều này là điều không nên, vị ấy cũng không nên ngừng hành thiền vào lúc đó. Thay vì làm như vậy thì vị đó nên chú tâm ở ngay điểm xúc chạm và chờ đợi hơi thở. Khi nói về vấn đề mất hơi thở thì chúng ta cần phải hiểu bản chất thân chúng ta & bản chất của thiền định niệm hơi thở: Với Thân; lấy ví dụ khi một người chơi các môn thể thao như chạy nhảy… Khi họ vận động mạnh thì cơ thể họ cần lượng ô xy rất lớn do đó hơi thở họ trở nên rất thô (hệ hô hấp thở rất mạnh). Ngược lại, khi người đó được nghỉ ngơi chẳng hạn khi vị đó ngồi im thì nếu khi người đó hành thiền niệm hơi thở thì theo bản chất của thiền niệm hơi thở: khi mà tâm chúng ta càng an tịnh thì hơi thở càng trở nên vi tế. Nguyên nhân là do bởi khi chúng ta ngồi thiền tâm chúng ta an định thì tất cả những cơ cấu hoạt động ở nơi thân chúng ta sẽ giảm thiểu tối đa do vậy lượng ô xy hấp thu vào sẽ giảm do đó hơi thở của chúng ta sẽ trở nên rất nhẹ rất vi tế. Và khi hơi thở trở nên vi tế do sự niệm của chúng ta chưa đủ mạnh (sự ghi nhận trên đối tượng hơi thở không đủ mạnh) nên chúng ta nghĩ rằng hơi thở biến mất (thực chất hơi thở không biến mất).
❗️Do đó chúng ta đừng quá lo sợ, cũng đừng có ngưng thiền vào lúc đó & thay vì chúng ta ngưng thiền chúng ta hãy cố gắng chánh niệm & giữ tâm ở ngay điểm xúc chạm chờ đợi hơi thở. Cũng giống như ví dụ người chăn bò thì khi ông ta thả bò ra để mà đi ăn cỏ, vào lúc đó đến giờ thay bởi ông ta đi lòng vòng kiếm bò thì ông ta lại đi đến cái ao mà con bò hay uống nước ông ta cứ chờ đợi ở đó thì khi con bò đến uống nước ông ta bắt con bò & do vậy ông ta có thể có được đàn bò, cũng vậy khi chúng ta mất hơi thở thì thay vì chúng ta tìm kiếm hơi thở ở khắp mọi nơi chúng ta hãy chờ đợi ở ngay điểm xúc chạm vì điểm xúc chạm là nơi chắc chắn rằng hơi thở sẽ ra vô ở đó. Khi niệm của quí vị mạnh nên quí vị sẽ ngay lập tức thấy hơi thở trở lại.
9️⃣ Một quá trình nữa là khi chúng ta để ý hơi thở tự nhiên chúng ta cảm thấy căng gồng ở phần cổ, mặt, phần thân, chúng ta cảm thấy có cảm giác cứng ở ngay phần mũi…thì một trong những nguyên do là do khi trạng thái tâm đang định ở (trạng thái tâm định) thì những tâm (phóng tâm) nó đối nghịch lại với trạng thái tâm định do vậy sẽ gây ra một trạng thái hơi bị căng thẳng ở phần thân, thêm một điều do hành giả nôn nóng mong muốn tiến bộ nhanh thay vì để ý hơi thở một cách tự nhiên vị hành giả đó lại dùng tinh tấn thái quá để để ý hơi thở, do sự tinh tấn thái quá này mà vị đó gặp phải những tình trạng căng gồng hay căng cứng ở những thân phần trên cơ thể.Thêm một nguyên nhân nữa do bản chất tự nhiên của con mắt hay nhìn đối tượng, khi con mắt nhắm lại thì nó lại hướng đến đối tượng hơi thở (nhìn hơi thở), khi nhìn hơi thở với trạng thái căng thẳng quá thì gây ra sự căng gồng ở ngay vùng mắt, vùng mặt, do đó khi hành giả bị trạng thái này thì cố gắng thả lỏng & ghi nhận hơi thở bằng tâm hay biết của mình.
❗️Đó là những khó khăn khi mà vị hành giả thiền sinh tu tập định niệm trên hơi thở thường hay gặp phải, nếu khi quí vị có thể vượt qua những khó khăn này thì quí vị có thể hưởng được hương vị của thiền định trên hơi thở. Trong Thanh Tịnh Đạo có đề cập đến 7 pháp thích hợp & 7 pháp không thích hợp đối với những vị hành giả tu tập thiền, thì trong đó có:
1. Chỗ trú xứ thích hợp,
2. Đi bát thích hợp (không nên đi quá xa khi trở về sẽ rất mệt & vị ấy cũng không nên đi quá gần)
3. Nói chuyện thích hợp (nói những chủ đề thích hợp trong thiền tập, và tốt hơn hết vị đó nên tránh việc nói nhiều)
4. Thiện Bằng Hữu (vị đó nên kết giao với những thiện bằng hữu có được sự tinh tấn, siêng năng thì vị ấy được ảnh hưởng bởi những đức tính tốt này, nếu như vị đó kết giao với những người lười biếng thì chắc chắn vị ấy sẽ bị ảnh hưởng bởi vị lười biếng)
5. Vật thực thích hợp (vị ấy nên chọn lựa vật thực thích hợp cho mình, thì vị ấy mới có thể tu tập tiến bộ)
6. Thời tiết thích hợp (nếu như trời mà quá nóng thì chúng ta sẽ rất khó hành thiền ngược lại nếu trời quá lạnh cũng rất khó hành thiền)
7. Cần thay đổi các oai nghi (trong suốt thời chúng ta ngồi thiền đôi lúc chúng ta cần thay đổi oai nghi, tọa thiền, hành thiền…hoặc những vị nào ngồi thiền thời gian lâu mà đau chịu không được thì có thể ngồi ghế, vì oai nghi cũng ảnh hưởng trong vấn đề thiền tập)
Đó là những khó khăn trong quá trình chúng ta hành thiền định niệm trên hơi thở, tôi cũng cầu mong cho quí vị vượt qua được những khó khăn này & gặt hái được những tiến bộ trong quá trình tu tập của mình.
--------------------🍂🍂🍂
🌲Cách áp dụng thiền trong đời sống, hiện tại thời đang được phổ biến rộng rãi ở khắp nơi, có rất nhiều hành giả thường hay đến và thắc mắc với tôi rằng: Làm sao mình có thể áp dụng thiền vào trong đời sống để có được những điều lợi ích, do đó, hôm nay tôi sẽ bắt đầu nói về cách chúng ta có thể áp dụng thiền trong đời sống của mình.
🌷Đầu tiên tôi sẽ nói về lợi ích của thiền tôi xin trích bài kinh Đại Niệm Xứ được Đức Phật thuyết giảng: “Này các Tỳ Khưu đây là con đường độc nhất để thanh tịnh các chúng sanh, để bi được vượt qua, để diệt trừ khổ ưu, để thành tựu Chánh Đạo và để chứng đắc Niết Bàn đó là 4 niệm xứ”, như vậy nếu quí vị thực hành Đại Niệm Xứ quí vị sẽ có được những lợi ích này. Trong cuộc sống này chúng ta phải đối diện với rất nhiều đau khổ, chúng ta cần học cách để vượt qua những đau khổ này. Làm thế nào để vượt qua những đau khổ này? Người đó phải hiểu được & áp dụng được Thiền trong đời sống của mình, người đó cần phải thực hành theo lời dạy của Đức Phật đó là 4 Niệm Xứ.
👏Thế nào là 4 Niệm Xứ? Trong kinh Đức Phật thuyết: “ Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu sống quán thân trong thân, nhịp tâm tỉnh giác khi đã loại trừ tham ưu ở thế gian, vị tỳ khưu sống quán thọ trong thọ, nhịp tâm tỉnh giác khi đã loại trừ tham ưu ở thế gian, vị tỳ khưu sống quán tâm trong tâm, nhịp tâm tỉnh giác khi đã loại trừ tham ưu ở thế gian, vị tỳ khưu sống quán pháp trong các pháp, nhịp tâm tỉnh giác khi đã loại trừ tham ưa ở thế gian” Và Đức Phật liệt kê 4 Niệm Xứ đó là: Thân Niệm Xứ, Thọ Niệm Xứ, Tâm Niệm Xứ, Pháp Niệm Xứ. Và ngài cũng giải thích chi tiết về mỗi loại Niệm Xứ này.
🍂Con người trên khắp thế giới có thể khác biệt về quốc gia, mầu da hoặc nét đặc trưng văn hóa hoặc tôn giáo nhưng mục đích sống của chúng ta là gì? Chung qui chúng ta đều có một điểm tương đồng đó là chúng ta cần những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống: như là ăn (vật thực), chỗ ở & quần áo. Chúng sanh có những khát vọng & nguyện vọng khác nhau, trong tất cả các lãnh vực như giáo dục, kinh tế, chính trị thì chúng ta đều có một sự đấu tranh rất cật lực. Trong những khát vọng này có sự nỗ lực để mưu sinh, Nếu một người nào đó đạt được những khát vọng trong lãnh vực nào đó mà họ muốn họ sẽ rất là vui & thỏa mãn, ngược lại nếu như không đạt được vị ấy lại cảm thấy thất vọng, chán nản đau khổ.
🍂Tất cả chúng ta khi có được những điều mà mình mong muốn quí vị sẽ cảm thấy rất vui hoan hân và thích thú, và ngược lại. Trong kinh tạng Pali Đức Phật cũng liệt kê trạng thái đau khổ này bằng những từ như: sầu, bi, khổ, ưu, não, ngài liệt kê những trạng thái bất toại nguyện của chúng sanh, do vậy Đức Phật nói: “Này các tỳ khưu đây là con đường độc nhất”. Mặc dù chúng ta có thể nói con đường độc nhất hay là một con đường thì nó không có sự ngoại lệ đối với việc hành 4 niệm xứ này. Có phải là chỉ có người Việt nam hay chỉ có Phật tử mới biết buồn hay không? Tất cả chúng sanh đều có chung trạng thái tâm này, đau buồn, khổ sở cho dù bạn thuộc tôn giáo nào, mầu da không giống nhau trừ Đức Phật, các Bậc Thánh A La Hán cũng như những vị A Na Hàm, do vậy để vượt qua được những trạng thái đau khổ này thì chúng ta cần lựa chọn một phương pháp tu tập đúng đắn & hợp lý để chúng ta có khả năng diệt trừ những trạng thái này.
🍂Nếu như chúng ta không hiểu được nguyên nhân cũng như tìm được con đường để vượt qua được điều này thì chúng ta sẽ không có khả năng để diệt trừ những SẦU, BI, KHỔ, ƯU, NÃO này, Tất cả quí vị chắc hẳn cũng có kinh nghiệm những trạng thái này và quí vị cũng có những phương pháp riêng để vượt qua những trạng thái đau khổ này, tuy nhiên, Đức Phật cũng chỉ ra phương pháp để chúng ta có thể diệt trừ, và phương pháp của ngài thì mang tính AN TOÀN & HIỆU QUẢ CAO NHẤT. Để có thể thực hành phương pháp theo Đức Phật thì chúng ta phải đối chiếu theo BỐN NIỆM XỨ.
(Pháp thoại 9 ngày của ngài Agganna 22/12/2013, giảng tại: Thiền viện nguyên thủy, sư Pháp Chất dịch, Helen Nguyen nghe & đánh máy)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét