Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2017

NGHĨ GÌ KHI ...KHỔ!

Khi có những cảm xúc bất an, bồn chồn, lo lắng, cho tới thù hận, thống khổ, ta có thể nhìn nhận chúng dưới 1 trong 2 góc nhìn “ "Có sự đau khổ” hoặc là “ Tôi đau khổ”
Góc nhìn TÔI ĐAU KHỔ:
- Là góc nhìn theo thói quen cố hữu, làm tăng trưởng sự sở hữu nắm giữ” cái đau khổ này thuộc về tôi”
- Là góc nhìn cá nhân, nó tạo nên hàng loạt các suy nghĩ từ trong ký ức“ Tại sao tôi phải như vậy, tôi đã làm gì sai, tôi đã từng rất tốt….vv, cách suy nghĩ này làm rối ren mọi thứ, bởi vì đang lấy nhưng suy nghĩ bất an để giải quyết những vấn đề của suy nghĩ bất an thì không thể thoát.
- Suy nghĩ kiểu này dẫn đến quá trình đè nén, hoặc phán xét và kết án chính mình, càng tạo thêm những cảm xúc bất an mới.
Góc nhìn CÓ SỰ ĐAU KHỔ
- Sự thừa nhận đau khổ, không chối bỏ, thừa nhận “ có cảm giác đau, có sự khó chịu…” nhưng không chụp lấy nó là của Tôi, chỉ chứng kiến, quan sát mà không đồng hóa mình với chúng.
- Sự đau khổ không có tính chất cá nhân nữa, vì thực ra ta và con chó đều biết đau, ta và 1 vĩ nhân cũng đều có lúc buồn bực, bất an, và thực tế rằng ta không mời đau khổ tới, không đuổi được nó đi theo ý mình, nên ta không phải là chủ nhân cúa các cảm xúc này.
CHỈ KHI NHÌN NHẬN NỖI KHỔ LÀ MỘT CẢM XÚC KHÔNG CÓ TÍNH SỞ HỮU CÁ NHÂN, CHỈ KHI ĐÓ TA MỚI THẤY ĐƯỢC CHÚNG LUÔN THAY ĐỔI, VÀ KHI ĐÓ TA KHÔNG CÒN BỊ CHÚNG CHI PHỐI, ĐIỀU KHIỂN NỮA.
1. Khi suy nghĩ Tôi đau khổ tạo khuynh hướng chạy trốn hoặc chối bỏ, đó là bản năng rất sâu dày, nhưng lối suy nghĩ đúng đắn “ Có cảm giác đau khổ” là lối tư duy thiện xảo giúp ta tách rời cái Ta khỏi nỗi Khổ, đồng thời kích thích sự tò mò khám phá xem cái đối tượng” cảm giác khổ” đó nó hoành hành thế nào…từ đó những thiền sinh hành thiền duy trì chánh niệm, quan sát cảm thọ với thái độ đúng (qua như lý tác ý đến cái khổ mà không có người chịu khổ)
2. Có nhiều những lời nhắc nhở khác nữa, ví dụ khi thấy cảm xúc nào đó, nhắc mình “không dính mắc, không chối bỏ” cũng rất hiệu quả, tuy nhiên không gợi ý về tính Không Sở Hữu ở đây và không kích thích sự tò mò quan sát- chánh niệm học hỏi để phát triển trí tuệ.
- Sư cô Hương Thiền-

0 nhận xét:

Đăng nhận xét