Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

TÂM SỰ TỪ MỘT NGƯỜI BẠN CỦA TGĐT




Một người bạn của Thiền giữa đời thường có chia sẻ tâm sự như sau:


"Em đã lập gia đình từ năm 2008 đến nay đã hơn 5 năm nhưng hiện giờ vợ chồng em vẫn chưa có con. Nguyên nhân chính là từ em, năm 2009 em đã mổ nội soi và thụ tinh nhân tạo 4 lần nhưng vẫn không thành công. Em đã từng rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Mỗi lần đi xét nghiệm máu để xem có thai không và chờ đợi kết quả là 1 cực hình với em... Mỗi lần nghe kết quả âm tính là mỗi lần sự thất vọng lại tăng lên gấp bội....

Cho đến khi em tìm được đến Thiền, lúc đó em như tìm được cái phao giúp em bơi được vào bờ vậy. Khoảng thời gian từ năm 2012 - 2013, em thực hành thiền theo kiểu mò mẫm và chủ yếu đi tìm sự an lạc trong đó. Em thực hành thiền theo cách trú tâm vào hơi thở, thời gian đầu có vẻ rất hiệu quả vì em cũng tìm được sự vắng lặng trong tâm và nỗi đau đó dường như biến mất khiến em trở thành 1 con người hoàn toàn khác hẳn (mọi người nhận xét là ko hiểu vì sao em có thể vượt qua sự khổ đau đó 1 cách nhanh chóng đến vậy).

Em loanh quanh trong lúc hành thiền với suy nghĩ là vắng lặng như thế đến bao giờ, và khi được trạng thái này thì mình phải làm gì tiếp theo?... Em loanh quanh đi tìm câu trả lời nhưng vẫn bế tắc và thời gian dành cho thiền bị gián đoạn và dần dần ít đi.

Đến nay em không trì hoãn được nữa mà sắp phải đối mặt với những khổ đau kia thêm 1 lần nữa, mọi thứ lại trở về với em như trước đây và em cảm thấy mình yếu đuối hơn cả lần trước. Lần này áp lực hơn lần trước vì tiền bạc cho việc thụ tinh rất tốn kém, mà kể cả nếu đậu thai cũng vẫn phải tốn kém rất nhiều .

Em đang rơi vào sự bế tắc... Đôi khi em muốn dừng lại, không làm gì nữa nhưng như vậy sẽ phải chia tay chồng.

Em phải làm sao, mong mọi người hiểu biết về Thiền và Đạo Phật cho xin lời khuyên về cách hành thiền sẽ giúp cho em đương đầu với chuyện này như thế nào?"


Là Thiền sinh Vipassana, bạn hãy cho bạn ấy một lời khuyên nhé!


Chia sẻ từ các thành viên Thiền giữa đời thường:
Shophie Lam: Mình nghĩ thiền mà bạn đã và đang thực hành là thiền định (samatha) chứ k phải thiền quán vipassana. theo mình biết thì có sự khác biệt giữa hai loại thiền này; thiền định là khi tâm bạn lắng bớt vọng tưởng, xáo động , bạn an trú vào một cảnh giới, cảnh giới đó đem lại cho bạn cảm giác thư thái dễ chịu nhưng đó chỉ là tạm thời vì khi bạn xả thiền thì cái cảm giác an lạc đó cũng biến mất.

Có vẻ như những áp lực đau khổ bế tắc trong cuộc sống đã làm động lực dẫn dắt bạn tới việc tu tập thiền định, nhưng bạn có thấy nó giống như là 1 sự trốn chạy hay ẩn nấp, 1 vỏ bọc tạm thời bạn chui rúc vào đó, nhưng khi xả thiền ra rồi thì những vấn đề gút mắc trong cs vẫn còn y nguyên? Đó là lý do khiến việc bạn tu tập loanh quanh, lúc tiến lúc lùi, khi cuộc sống bên ngoài bức bối thì bạn thực hành thiền thấy có chút tiến bộ; khi cuộc sống bên ngoài tạm ổn thì việc hành thiền lại bị lui sụt...Vậy bạn phải đặt câu hỏi quan trọng cho mình, bạn tu thiền để làm gì? Đề chấm dứt khổ đau thì phải dùng Tuệ quán chiếu để Thấy Như Thật chứ k phải là nương nhờ định lực đề chấm dứt khổ đau được.

Còn vấn đề cs gia đình bạn, điều quan trọng là ý kiến của chồng bạn ntn? Bạn hãy thử bàn bạc thẳng thắn với chồng, đặt vấn đề, nếu tiếp tục cuộc hôn nhân này chúng ta sẽ có thể có / hoặc k có con, anh chấp nhận dược điều đó không? nếu anh ấy trả lới, k có con k được, bắt buộc phải có con thì mình nghĩ bạn cũng nên tôn trọng tự do và sự lựa chọn của anh ấy cũng đồng thời giải thoát cho chính mình, vì sống mà phải chịu áp lực như vậy thì rất mệt. Ở nước ngoài người ta k đặt nặng chuyện con cái, quan trọng vợ chồng sống với nhau hạnh phúc là được.

Ở Việt Nam thì khác, ảnh hưởng phong kiến nên mấy chuyện này áp lực nặng nề. Quan niệm về hạnh phúc ở Việt nam có mẫu số chung giống nhau cho tất cả mọi người, con gái lớn là phải lấy chồng, k có chồng là..., lấy chồng lấy vợ rùi thì phải có con, k có con thì....Những định kiến này tự ràng buộc mình và làm khổ lẫn nhau thôi. Với những người đã học Phật thì sẽ có cách nhìn khác, , gần giống như cách nhìn của phương Tây, thỏai mái về vấn đề con cái...Một hướng nữa mà mình nghĩ là sẽ tốt cho bạn là nên hướng dẫn chồng bạn đi chùa, nghe Pháp, học hỏi Giáo lý Đạo Phật, anh ấy sẽ có cái nhìn khác, đúng đắn hơn, về nhân quả, về cộng nghiệp... có Chánh Kiến rồi thì anh ấy sẽ biết cái gì mới là quan trọng trong cuộc sống.

Tặng bạn câu kinh Pháp Cú: Con ta, tài sản ta, Người ngu sanh ưu não, Tự ta, ta không có, Con đâu, tài sản đâu?


Nguyễn Đình Nguyên: Không thấy bạn nói gì về những suy nghĩ của chồng bạn về chuyện này và đó sẽ là một khó khăn cho những ai muốn tư vấn cho bạn để tháo gỡ khúc mắc hiện nay.


Ngoài ra, theo những điều bạn chia sẻ thì ai cũng dễ dàng nhận thấy bạn chỉ sử dụng thiền như một công cụ để chạy trốn thực tại chứ không thật sự hiểu rõ về thiền và Phật pháp, bạn không có niềm tin vững vàng vào Phật pháp.

Vì thế lời khuyên cho bạn hiện nay là hãy cố gắng tìm hiểu thêm về Phật pháp và thiền, hãy tham gia một khóa thiền quán 10 ngày, đồng thời bạn hãy nói chuyện với chồng, trao đổi chân thành với anh ấy về những giải pháp mà bạn sẽ thực hiện để giải quyết vấn đề của 2 vợ chồng. Chúc bạn luôn tin tấn và an lạc 


Mây trắng bay: Thời gian cứ dần trôi,mỗi lần trôi qua mà lại thêm thất bại,nó lại dồn nén sự sợ hãi,nỗi buồn,no sợ vì mất tiền,no sợ vì không có con chồng sẽ rời bỏ mình,nếu bạn sống một mình hoặc được sự ủng hộ cuả chồng thì thật tốt,giả sử bạn không thể sinh con,anh ấy có chấp nhận bên bạn suốt cuộc đời không,học đạo không phải là lẩn tránh cuộc sống,mà thấy ra sự bất toàn của nó,những bất toàn ấy laị là điều đưa con người ta chia sẻ,cảm thông hơn.

Khi nỗi sợ đến bạn chỉ có thể đối diện nó và bình tĩnh thôi,điều quan trọng là bạn chấp nhận điều xấu nhất có thể sảy ra,và làm việc cần làm một cách bình tĩnh,kết quả sẽ tốt hơn,còn sợ hãi ấy xuất phát từ mọi người thân nữa,lên để cởi mở nó cần có tình thương và cảm thông của người thân nữa,mong sao may mắn và bình an sẽ tới với bạn


Tien Tai Nguyen: Bạn lúc ngồi thiền còn đang trông vào sự vắng lặng, như vậy thì không đúng với tinh thần của thiền rồi, bây h chỉ cần bạn ngồi lại, cũng chú tâm vào hơi thở như trước, đến giai đoạn nào đó trong tâm bạn sẽ có những khúc mắc cũng như bức xúc trồi lên thì đó chính là cơ hội cho bạn đón nhận nó. Hãy nhớ rằng mình chỉ đón nhận và nhìn thấu nó thôi, đừng cố áp đặt nó, buông lỏng cả thân tâm và đón nhận nó, cứ như vậy nó sẽ trôi qua.

Cứ thực hành như vậy đến lúc thuần thục thì không cần ngồi thì mình mới thực hành đc, mà ngay cả lúc đi, đứng... chỉ cần nhớ lại và tiếp tục thực hành... lâu ngày sẽ thành một thói quen và bạn có thể áp dụng phương pháp ấy vào khó khăn trong cuộc sống để giải quyết những vấn đề của bạn thì rất hay đó, ban đầu có thể rất khó thực hành, nhưng dần cũng quen thôi. Chúc bạn có cuộc sống thoải mái nhé!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét