Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

BÀI 2: QUAN SÁT CÁC CẢM GIÁC (QUÁN THỌ)




Thực hành bài tập quán Thọ khi đã biết thư giãn, quan sát được hơi thở rõ ràng, không bị xao lãng, phóng tâm

A. Mục đích:

- Quan sát được nhiều đề mục khác nhau, tập trung vào các cảm giác trên thân. Không dính mắc với 1 đối tượng chính nữa mà điều hòa quan sát các đối tương khác nhau
- Tập luyện để có tâm chấp nhận 2 thái cực Thích và Không thích khi có cảm thọ Lạc và Khổ
- Không còn thói quen tìm cầu những cảm giác lạ, thích thú vì trực nhận các cảm giác ngay tại 1 thân phần cũng thay đổi liên tục.
- Xây dựng tâm quan sát sắc bén, bám sát (bám- nhả) các đối tượng đúng bên trong thân và tâm, không bị hút và thư giãn trên 1 đối tượng, tâm trở nên an ổn, nhẫn nại
- Chúng ta bị chi phối mạnh nhất bởi các cảm thọ, và bằng thực hành nhận ra rằng các cảm thọ khổ, lạc đều vô thường, luôn biến đổi, nên không còn tuân theo sự điều khiển của các cảm thọ nữa, để chúng đến và đi tự nhiên không can thiệp, không tuân theo.
Chú ý: Áp dụng 6 bài tập dưới đây trong những khóa thiền dài ngày (ít nhất 2 ngày) là phù hợp nhất.
- Thiền sinh kinh nghiệm hay biết, ghi nhận trực tiếp sự biến đổi không ngừng nghỉ, liên tục không gián đoạn của các cảm giác trên thân( Vô thường) , và ghi nhận sự ảnh hưởng qua lại của suy nghĩ và cảm giác trên thân>> Không còn bị cảm giác chi phối nhiều nữa.

B. Kỹ thuật:
- Bài 1: Rà soát từ trên xuống dưới toàn bộ cơ thể như 1 chiếc chổi quét, lan dần từ trên xuống dưới, mỗi lớp cách nhau từ 5- 10cm: Đầu- ngực- 2 tay, cổ lưng , 2 chân, ghi nhận quan sát các cảm giác trong khu  vực rà soát
- Bài 2: Rà soát từ trên xuống dưới toàn bộ cơ thể rồi ngược lại từ ngón chân, ngón tay lên trở lại đỉnh đầu( cùng 1 kiểu như trên), ghi nhận quan sát các cảm giác trong khu  vực rà soát
- Bài 3: Như 1 làn nước chảy, có khoảng rộng quan sát 3-5cm, chảy lan dần từ trên xuống dưới, ghi nhận quan sát các cảm giác trong khu  vực rà soát
- Bài 4:  Cùng 1 kiểu scan như trên nhưng chảy từ trên xuống rồi từ dưới lên trên, ghi nhận quan sát các cảm giác trong khu  vực rà soát
- Bài 5: Như 1 làn nước chảy, có khoảng rộng quan sát 3-5cm, chảy lan dần từ trên xuống dưới. Riêng ở hai bên cánh tay, và hai bên chân quan sát như 2 dòng nước đối xứng, đồng thời, cùng 1 lúc chảy song song ( từ hai bên vai chảy xuống ngón tay, và 2 bên háng chảy xuống ngón chân), ghi nhận quan sát các cảm giác trong khu  vực rà soát
- Bài 6: Cùng 1 kiểu scan như trên nhưng chảy từ trên xuống dưới rồi từ dưới lên trên, ghi nhận quan sát các cảm giác trong khu  vực rà soát

CHÚ Ý: LUYỆN TẬP TÂM CHẤP NHẬN

- Sẽ có những khoảng trống trơn, không có cảm giác nào và những khoảng có nhiều cảm giác  tùy thuộc vào năng lực Định của mỗi người, khi nào gặp khu vực trống trơn thì dừng lại 1 phút quan sát tại đó, sau đó dù nó vẫn trống thì vẫn tiếp tục quy trình quan sát.   Đây là phương pháp luyện rất tốt thái độ chấp nhận khi hành thiền
- Có sự tập trung thực hành nhưng không  căng thẳng do sử dụng năng lượng vừa đủ và không khó chịu những gì đang xảy ra. Lúc này tâm rất dễ căng nếu có thái độ không chấp nhận đối tượng. Nhắc nhở bản thân rằng” MỌI CẢM GIÁC CHỈ LÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN, CÓ CẢM GIÁC HAY KHÔNG CÓ CẢM GIÁC CŨNG CHỈ LÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN.
- Khi các Triền Cái xuất hiện như buồn ngủ, hoài nghi, phóng tưởng hay không chấp nhận đối tượng thì hãy luyện tâm bình thản, với chánh kiến là tất cả Đúng hay Sai, Tốt hay chưa Tốt đều là kinh nghiệm, và sự chấp nhận được kinh nghiệm là bài học quý giá
- Có nhiều những kinh nghiệm, cảm giác lạ sẽ xảy ra như thấy kiến bò, mạng nhện,   dao khoét, nóng, lạnh…vv trên thân, đó chỉ là các hiện tượng tự nhiên, không hoảng sợ do đồng hóa cảm giác là của Tôi, cơ thể là của Tôi. Mặt khác có thể không ghi nhận được cảm giác nào, hoặc cảm giác mờ nhạt, kiên trì nhẫn nại và chấp nhận để tiếp tục thực hành, khi tâm có đủ điều kiện chúng sẽ tự nhiên hay biết được nhiều cảm giác khác nhau.
- Luyện cái tâm cần cù, nhẫn nại, kham nhẫn, biết chấp nhận, khôn khéo cân bằng năng lượng, khôn khéo sử lý khi có triền cái, ĐIỀU ĐÓ QUAN TRỌNG HƠN VIỆC QUAN SÁT ĐƯỢC CẢM GIÁC GÌ

C. Các câu hỏi thường gặp:

1.Tại sao di chuyển sự quán sát trên toàn thân phải theo một trình tự nhất định và vì sao phải tuân theo trình tự này?

Có thể di chuyển sự quán sát trên thân thể với bất cứ trình tự nào,nhưng chỉ nên hành trì theo một trình tự cần thiết vì tâm dễ xao lãng không quan sát một số nơi trên thân thể vì những nơi này cảm thọ không rõ ràng và trống rỗng. Tâm chỉ tìm nơi có cảm giác thô thì tâm không trở nên sắc bén được và chỉ ghi nhận những nơi có cảm giác thích thú

Nếu phần nào của thân thể không có cảm thọ thì  duy trì sự quan sát ở đó khoảng một phút rồi  hãy dời quán sát đi nơi khác

2.Nếu sự quán sát đã được đặt định trên một phần nào của thân thể và có một cảm thọ vừa sinh khởi ở một nơi khác, chúng ta có nên  hướng đến để quán sát cảm thọ vừa sinh khởi này không?

Không nên làm như vậy,hãy tiếp tục di chuyển sự quán sát cảm thọ theo trình tự đã đặt định nếu không ta sẽ bỏ sót không quán sát nhiều phần trên cơ thể và chỉ quán sát những cảm thọ thô. Bạn phải tự huấn luyện chính mình để quán sát tất cả những cảm thọ khác nhau trong mỗi phần của thân thể, thô hoặc tế, lạc hoặc khổ, dễ nhận hoặc khó nhận.

3.Vùng quán sát cảm thọ rộng khoảng bao nhiêu?
Nếu tâm thức chưa nhạy bén,hãy quán sát theo kích thước rộng hơn, ví dụ như toàn bộ khuôn mặt,hoặc toàn bộ phần trên của cánh tay; rồi từ từ cố gắng thu nhỏ vùng quán sát lại.

2 nhận xét:

  1. Cảm ơn website về hướng dẫn kỹ thuật Vipassana. Tại mục B. Phần kỹ thuật bài 3, bài 4, bài 5 có hướng dẫn: như làn nước chảy có độ rộng từ 3-5 cm, chảy từ trên xuống. Cho mình hỏi:
    1. nước chảy vòng quanh người (từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên đỉnh đầu) hay là chạy dọc từ đỉnh đầu xuống tới chân và ngược lại, rồi lại quét dọc lần lần bao xung quanh cơ thể?
    2.Trong quá trình quét như vậy mình có được tưởng tượng hình dung cơ thể mình rồi quét trong cái tưởng tượng đó không?
    Cảm ơn ban quản trị!

    Trả lờiXóa