GIÁ TRỊ CỤ THỂ VÀ GẦN GŨI TRONG GIÁO LÝ CỦA PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY | Thiền Giữa Đời Thường

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

GIÁ TRỊ CỤ THỂ VÀ GẦN GŨI TRONG GIÁO LÝ CỦA PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY




Giáo lý của Phật Giáo Nguyên Thủy rất chất phác và cụ thể. Đức Phật không thảo luận vòng vo, ngôn từ trừu tượng, tất cả chỉ nhằm trình bày những kinh nghiệm thực chứng: Đức Phật dạy người ta con đường giải thoát khỏi sự bất toại nguyện.
Nội dung những điều Ngài khai thị không ngoài Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, Bát chánh đạo, nếu khai triển thật vô cùng, vô tận

Nhưng nếu mới bắt đầu tiếp cận Phật pháp, trước tiên Phật dạy về việc trong sạch thân, khẩu, ý, tránh dữ làm lành thì khi mạng chung được tái sanh là người, là chư thiên, nếu làm ác thì chịu nhân quả ngay đời này và đời sau làm ngạ quỷ, súc sinh…vv
Nếu đã có sự nhiệt tâm tìm hiểu và thực hành, Đức Phật dạy về sự giải thoát thông qua kinh nghiệm chứng ngộ của bản thân.

Tóm lại, Đức Phật không những không dùng quyền uy thần giáo bao che tội lỗi và chuộc tội dùm ai, cũng không chủ trương dùng bất cứ hình thức tế tự nào để cầu phước và giải thoát; mà là dạy người tự mình thực hành. Cho nên trong tinh thần Phật Giáo Nguyên Thủy, tất cả những mê tín và thần thoại đều không có chỗ đứng.

Trọng tâm của sự giáo hóa của Đức Phật là chú trọng đến sự tu hành giải thoát khỏi vô minh của con người, những câu hỏi về các cõi vô hình, các vấn đề trừu tượng Đức Phật khi thì im lặng không trả lời, khi thì trả lời theo hướng hỏi ngược lại...các cách trả lời khác nhau tùy căn cơ người hỏi để giúp họ không lạc lối, đi vào con đường nghị luận, triết lý vô ích mà quên đi mục đích thực tế là thoát khỏi luân hồi sinh tử.

Nếu muốn tìm hiều về Phật giáo nguyên thủy, mời bạn đọc thêm tại các trang website sau:

http://www.budsas.org/
http://phapamnguyenthuy.org/
http://trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVien/QuyYTamBao/TamBao5.htm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét