Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

PHẬT HỌC CHUYÊN ĐỀ - KỲ 2: ĐẠO PHẬT NGUYÊN THỦY VÀ CÁC TƯ TƯỞNG CHÍNH


Có 1 số quan điểm cho rằng Đạo Phật cần phải khuyến khích con người đấu tranh, dành hạnh phúc cho xã hội. Sau đây là chia sẻ từ sư cô HT,  một góc nhìn từ Phật giáo nguyên thủy về vấn đề này:

“Thông thường mọi người mắc vào 2 thói quen:
1. Thay đổi mọi người, hoàn cảnh xung quanh theo ý mình.
Thực tế một việc thành công hay không quyết định bởi 3 yếu tố: khách quan (yếu tố bên ngoài như môi trường, con người, cơ hội…) và yếu tố chủ quan ( bản thân chúng ta) và trong đạo Phật còn có yếu tố Nghiệp nữa, nếu không có sự hoàn chỉnh của các yếu tố này thì dù có Muốn chúng ta cũng không thể thành công, tuy nhiên yếu tố thứ 3 ảnh hưởng rất lớn đến  yếu tố thứ 1 và thứ 2. Chúng ta không thể thay đổi được tất cả các yếu tố khách quan, chúng ta chỉ có thể thay đổi chính mình, và thay đổi các nguyên nhân để yếu tố khách quan được thành tựu. Do đó có thể nói rằng việc thay đổi chính mình là điều kiện tiên quyết để có thể đạt được hiệu quả cao trong mọi việc.

2. Khuyến thiện, trừng ác: Hãy cẩn thận khi trừng phạt, chống đối lại cái ác, bạn rất dễ trở thành kẻ ác hơn điều đó đấy, vì thông thường chúng ta bị tâm Sân( nóng giận) chi phối khi thấy điều không như mình muốn, không giống với quan điểm của mình. Thế rồi đằng sau đó là sự ham muốn thành công (Tham) và tâm Si ( Dính mắc, phân biệt Tôi, Của Tôi)  Tâm Tham, Sân, Si trở thành động cơ cho việc trừng ác vậy thì bạn đang lấy cái ác để chống lại cái ác…?liệu hiệu quả ở đâu?. Cho nên bạn và tôi, tất cả mọi người nếu không nhìn ra sự bất thiện trong mình mà lao vào trừng ác, khuyến thiện thì thật ra là đang nhân danh cái Thiện mà làm ác khi không nhìn lại chính mình đang ô uế, xấu xa.

Nói như vậy không phải chúng ta thản nhiên bàng quang nhìn cái ác, mà là vun trồng điều thiện trong mình và mọi người xung quanh, vun bồi những điều kiện để giảm thiểu cái ác và tăng trưởng điều thiện. Khi bất thiện lùi xa, trí tuệ có mặt, chúng ta biết cách nào để trừng ác một cách hiệu quả, không vì Muốn làm theo cảm giác để làm tổn hại chính mình mà vì đó là việc cần làm. Việc lao vào chống đối, trừng ác khi chưa đủ điều kiện bên ngoài và năng lực tâm bên trong thì người khổ đau chính là bản thân mình.

3. Tu tập Đạo Phật không phải là ngồi im không làm gì, cũng không phải là lao về đích thiếu tính toán, để làm 1 cái gì đó hay không làm 1 cái gì đó thì không quan trọng bằng việc phải có hiểu biết, sáng suốt, bình tĩnh ở mọi lúc mọi nơi, khi đó bản thân việc hành động hay không hành động có giá trị đúng đắn ở đó rồi, điều đó cần học và hành chứ không chỉ nói xuông được.
- Người Phật tử không tu đến Xong mới ra làm việc đời, vì giải thoát rất khó và cần nhiều điều kiện (việc ra đời hành Đạo, tích lũy phước thiện cũng là 1 điều kiện để thành tựu giác ngộ),  họ chỉ cần học cách để biết những trạng thái tâm nào đang chi phối họ ( ví dụ về Tham, San, Si như trên), biết cách học hỏi từ đó, làm cho tâm an tĩnh, trí tuệ phát triển rồi họ bước vào đời để học từ đời. Chỉ khi đó người tu mới không bị đời ô nhiễm và mới giúp được đời. Còn lấy dầu ( Tham, Sân Si) đổ thêm vào đóng lửa đang cháy của cuộc đời thì cần gì tu tập, thay đổi  cho mệt, sẵn có trong mỗi chúng ta tâm bất thiện đó rồi.
- Hãy sử dụng đời sống và trí thông minh của bạn để thỏa mãn các nhu cầu của mình một cách hợp pháp và lương thiện,  tuy nhiên hãy tri túc, bằng lòng với những gì mình đang có! Ðừng nô lệ cho lòng tham ái của mình vì bản chất cúa tâm tham là không bao giờ thấy đủ. Ngoài ra hãy suy tưởng về sự yếu đuối của chúng sanh, để tận dụng tối đa thân thể và đời sống được làm người này trước khi nó quá già, quá bệnh, không đủ sức để làm việc thiện (bố thí, giữ giói, hành thiền) và trở thành một cái thây vô dụng”
- Kết lại thì mỗi người trong xã hội đều có vai trò và nghĩa vụ khác nhau tùy sự lựa chọn cúa họ, cũng giống như sự khác nhau giữa con gà và con trâu vậy, không thể lấy con gà đi kéo cày và con trâu gáy sáng, xã hội sẽ được cân bằng nhất khi có sự đa dạng nhất. Nếu bạn chọn con đường an bình nội tâm dẫn đến an bình xã hội, thì bạn nên chọn con đường Đạo Phật, nếu bạn chọn sự đấu tranh, mâu thuẫn...thì cuộc sống cúa bạn tùy thuộc trạng thái tâm của bạn, đó là định luật tự nhiên của vũ trụ"

Đã đăng KỲ 1: ĐỨC PHẬT LÀ AI?
http://thiengiuadoithuong.blogspot.com/2014/10/phat-hoc-chuyen-e-ky-1-uc-phat-la-ai.html

0 nhận xét:

Đăng nhận xét