Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TÂM QUÁN NIỆM XỨ 4

LỜI DẠY CỦA THIỀN SƯ SHWE Oo MIN

  • Đặt tâm ở chấn thủy. Đừng niệm thầm. Chỉ ghi nhận việc gì đang xảy ra là đủ. Khi bạn nghe, chỉ ghi  nhận là đang có sự nghe mà không cần phải biết là đang nghe gì.Chỉ chú ý vào âm thanh đang nghe không phải là Thiền Quán.
  •  Bạn chỉ thực sự hành Thiền Quán khi  bạn quan sát cả hai Tâm :Tâm Biết và Tâm Quan Sát. Nếu bạn chỉ quan sát một Tâm, ý niệm “Tôi đang quan sát” sẽ xuất hiện, bản ngã sẽ xuất hiện.
  • Đối tượng không quan trọng. Tâm mới thực sự quan trọng. Hãy quan sát Tâm.
  •  Bạn không cần phải theo đuổi hay xác định đối tượng. Chánh niệm sẽ làm việc này.
  • Khi một người đang ngủ, Pháp Bảo vẫn không ngủ.Thậm chí khi bạn đang cận kề cái chết và thân bạn đã mệt mỏi rã rời, vẫn có một cái Tâm hay biết sự mệt mỏi rã rời đó tồn tại.

LỜI DẠY CỦA THIỀN SƯ ASHI TEJANIYA
  •  “Lấy Tâm nhìn Tâm”: Trong mọi sự thực tập, mọi oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống… hãy quan sát Tâm.
  •  Quan sát Tâm và đừng quan sát tâm nhiều đến Thân. Trong mọi hoạt động thường nhật, hãy quan sát xem Tâm phản ứng ra sao khi tiếp xúc đối tượng (cả bên trong và bên ngoài). Luôn xem xét quan hệ nhân-quả giữa Tâm và đối tượng.
  •  Bạn không cần phải đi đứng hay làm mọi việc chậm lại một cách thiếu tự nhiên. Cứ đi đứng và làm việc với tốc độ bình thường và tư giãn. Nếu bạn thấy cần phải đi đứng hay làm việc chậm lạy, cứ làm thế nhưng đừng tự gò ép mình.
  •  Khi ngồi thiền, lấy Tâm Biết làm đề mục. Đừng cố chạy theo đối tượng. Hãy để đối tượng tự nhiên đến với bạn và cố gắng đừng phản ứng. Bất cứ gì nảy sinh – tham ái, sân hận, đau đớn, ngứa ngáy, tà mẫn, thích hay không thích, hãy nhìn chúng với Tâm hoàn toàn xả, không bám níu, dính mắc. Hãy giữ Tâm thăng bằng theo Trung Đạo.
  •  Khi Tâm Quan Sát “nhìn” trực tiếp Tâm Biết đang lướt trên đối tượng, hãy quan sát trạng thái Tâm khi nó hướng tới đối tượng. Nếu thấy sự căng thẳng, hãy tư giản ngay. Khi bạn căng thẳng, bạn đang dùng năng lượng quá mức cần thiết.
  •  Khi bắt đầu ngồi thiền, bạn có thể quan sát Phồng – Xẹp, nhưng khi Tâm hướng đến đối tượng, bạn phải quan sát Tâm ngày. Bám sát Tâm chứ không bám sát đối tượng. Khi ngồi, đừng đặt câu hỏi “Đối tượng của tôi là gì?  “ mà hãy đặt câu hỏi “Tâm đang biết gì về đối tượng?” Hãy quan sát kỹ Tâm biết.
  •  Đừng dính chặt vào một đối tượng mà hãy để đối tượng tự nhiên đến với Tâm và xem  Tâm biết gì kế tiếp. Chẳng hạn, Tâm đang biết Phồng – Xẹp, kế đến Tâm lại nghe một tiếng động, kế đến Tâm lại thấy một cảm giác trên Thân hay một cảm xúc trong Tâm, cứ như thế…. Hãy bám sát tiến trình “Biết” này liên tục từ phúc này qua phút khác. Nhưng nhớ phải thư giãn.
  • Cái Tâm khởi sinh và quan sát Tâm Biết chính là Tâm Quan Sát. Khi Pháp hành của bạn tiến triển, bạn sẽ nhìn rõ dần Tâm Biết và Tâm Quan Sát khi chúng khởi sinh. Cả hai Tâm này đều là Tâm.
  •  Ghi nhận Tâm một cách lặng lẽ. Đừng niệm thầm. Đừng chú ý vào Thân. Cố gắng theo dõi Tâm Quan Sát.
  • Chánh niệm liên tục và đừng cột Tâm vào bất cứ đối tượng nào.
  •  Chỉ quan sát và không cần phải làm gì thêm. Tâm sẽ biết làm mọi việc còn lại. Hãy quan sát cẩn thận mọi cảm xúc, trạng thái đang xảy diễn: Tham, sân, bồn chồn, si mê….
  • Khi đau, hãy quan sát xem Tam đang phản ứng ra sao. Đừng nhìn vào cái đau. Làm như vậy bạn sẽ thấy đau thêm mà thôi.
  • Hãy luôn tự hỏi bạn đang có Niệm, Định, Huệ trong Tâm không.
  • Hãy cứ thực tập liên tục, rồi mọi thắc mắc của bạn sẽ có lời giải  đáp thỏa đáng. Với sự thực tập, Trí Tuệ sẽ khởi sinh và giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.
  • Khi Tâm căng thẳng, hãy quan sát lý và động lực nằm đằng sau sự căng thẳng đó
  • Đừng niệm thầm.Trong Pháp ,niệm Tâm, niệm thầm là việc trở ngại cho việc thực tập.
  •  Cần ghi nhớ : Quan sát Tâm liên tục mọi lúc mọi nơi. Khi có ý niệm “Tôi-Ta” trong tâm bạn tức Tâm Si đang hoạt động. Khi có căng thẳng trong tâm bạn, phiền não đang xảy diễn. Khi Trí Tuệ chín mùi, chín Trí Tuệ sẽ bảo vệ Tâm bạn.
  •  Để có thể thấy được Tâm Quan Sát, bạn phải giữ Tâm thăng bằng. Đừng cố tìm nó. Bạn càng cố tìm, nó càng đi xa. Hãy nhớ : Đừng thúc ép; Đừng kiềm chế; Đừng cố tạo ra một điều gì cả; Hãy quan sát mọi việc như chính chúng đang là.
  • Đừng cố quan sát đối tượng một cách quá chi tiết.Hãy Tâm lước trên đối tượng mà thôi
LỜI DẠY CỦA THIỀN SƯ U JOKITA
  •  Không cần phải niệm thầm :
Lấy ví dụ, khi nghe một âm thanh và chúng ta đặt tên (niệm thầm) “Tiếng chó sủa”. Để làm việc này, Tâm chúng ta phải trải qua một diễn trình rất phức tạp gồm bốn bước.
1) Trước tiên, nghe âm thanh :
2) Kế đến, hồi nhớ lại những âm thanh đã từng nghe trong quá khứ, rồi so sánh chúng với âm thanh đang nghe. Lọc ra một âm thanh trong quá khứ tương tự với âm thanh đang nghe.
3) Kế đến, nhớ lại âm thanh tương tự  trong quá khứ là “Tiếng chó sủa”.
4) Cuối  cùng đem cái tên “Tiếng chó sủa” trong quá khứ trở lại hiện tại và đặt tên cho âm thanh đang nghe là “Tiếng chó sủa. Diễn trình phức tạp này xảy ra trong Tâm này rất nhanh như trong một máy vi tính tối tân.
Trong Pháp Niệm Tâm, Thiền sinh phải dừng diễn trình tâm này lại ngay ở bước thứ nhất – Chỉ nghe âm thanh và không đi xa hơn. Nguyên tắc chỉ đơn giản như vậy, nhưng không phải dễ thực hiện vì chúng ta đã quá quen với cả bốn bước của tiến trình.
Khi pháp hành tiến triển, bạn sẽ thấy việc dừng lại ngay ở bước thứ nhất không phải là quá khó khăn. Khi bạn thấy, chỉ biết “Thấy”. Khi bạn  nghe, chỉ biết “Nghe”. Khi bạn xúc phạm, chỉ biết “Xúc Phạm”. Khi bạn nếm, chỉ biết ô “nếm”. Khi bạn ngửi, chỉ biết “Ngửi”. Khi bạn nghĩ, chỉ biết “Nghĩ”. Pháp hành chỉ đơn giản như vậy.
  • Chỉ có Thân và Tâm, chẳng còn gì khác.
Khi quan sát mọi việc, nên thấy chỉ có Thân và Tâm.
Đừng đem “Tôi-Ta vào. Khi có “Tôi-Ta” tham dự, mọi việc sẽ trở nên vô cùng rối rắm.
  •  Đừng thêm bớt.
Hãy đơn giản quan sát sự vật như chính chúng đang là.
Đừng thêm bớt gì cả. Càng đơn giản càng tốt.
  • Đừng mong cầu :
Khi thiền tập, đừng mong cầu điều gì xảy ra cả. Đây là điểm rất quan trọng trong Pháp hành.
Trở ngại này thường xảy ra với các Thiền sinh đã hành thiền nhiều năm và đã từng có được những kinh nghiệm thiền tập tốt đẹp. Mỗi khi hành thiền, các Thiền sinh này thường có tâm lý muốn đạt được trở lại những trạng thái này. Họ mong cầu “Tôi đã từng kinh nghiệm một trạng thái thật an tĩnh. Tôi sẽ ngồi thiền để có lại trạng thái đó”. Điều nghịch lý là : Càng cố tìm, họ càng khó gặp. Vì vậy, bạn đừng nên mong cầu gì cả, hãy để mọi việc diễn ra tự nhiên. Luôn luôn giữ Thân và Tâm thăng bằng và thư giãn, bạn không cần thiết phải ngòi kiết già. Cứ ngồi trong tư thế mà bạn thấy thư giản, thoải mái là được.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét