Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

CHÁNH KIẾN VỀ LÀM THIỆN PHÁP

Dựa trên 1 số bài Pháp của thiền sư Ottamasara
Cốt lõi của việc hành thiền là sự buông bỏ các Ý nghiệp. Mục đích của việc giữ Giới là từ bỏ tất cả các thân nghiệp và khẩu nghiệp. Mục đích của việc bố thí là sử dụng tất cả các chúng sinh vô tình cũng như hữu tình với mục đích xả ly.
………….
Nếu nhìn dưới góc nhìn của sự thật do Tâm tạo thì chúng ta đang làm thiện pháp: bố thí (tặng cái gì đó cho ai đó), giữ giới ( tôi giữ đạo đức, đảm bảo an toàn cho ai đó,nhóm nào đó…) hành thiền (tôi thanh lọc, ổn định tâm mình giúp ổn định xã hội) khi đó, những gì chúng ta đang làm là Đúng.
Nhưng nếu xét theo góc nhìn của Sự thật Gốc, tức là không có một thực thể, một cá nhân, một con người..nào cả thì nếu chúng ta nói rằng Tôi làm hay  làm cho Ai đó là hoàn toàn sai.
Hướng tâm tới một cái gì đó, một ai đó thì không phải là đúng đắn. Đồng hóa với tôi ta cũng là sai. Đứng dưới góc nhìn của Sự thật Gốc, không có một thực thể, cá nhân, không có con người hay bất cứ một sự vật nào ở đó, xét dưới góc nhìn của Sự thật Gốc, những gì chúng ta đang làm thông thường đều là sai lầm, không đúng đắn. Nếu đã làm đúng rồi, không cần chỉnh sửa. Nếu tiếp tục làm, hành động theo thói quen thì tiến trình này không bao giờ chấm dứt.
Chúng ta đã có thói quen sử dụng sự thật do tâm tạo nên chúng ta không thể hiểu được về Sự thật Gốc. Để có thể hiểu được Sự thật Gốc, hãy sử dụng các sự thật do tâm tạo CHỈ ĐỂ SỬ DỤNG MÀ THÔI, như thế, chính là chúng ta đang đi trên con đường Trung Đạo.
…………..
Chúng ta cần buông bỏ sự dính mắc đối với bản thân, từ bỏ việc nghĩ về bản thân và làm cho bản thân. Chính vì vậy, chúng ta cần tạo ra các thiện nghiệp cho những người khác, cần trì giới và hành thiền. Nếu không chỉnh sửa các sai lầm của mình thì sai lầm này sẽ nối tiếp sai lầm khác.
…………
Là một con người, thông thường chúng ta sẽ dính mắc với thời gian, nơi chốn, tài sản. Chúng ta có sự dính mắc rất mạnh mẽ với cuộc sống, với thức ăn, chỗ ở. Do đó, tất cả các hoạt động của chúng ta, thân và tâm của chúng ta chỉ để dành cho cuộc sống, cho thức ăn, chỗ ở.

Làm việc phước thiện mà không có sự dính mắc trong suốt cả thời gian là một việc làm để thay đổi thói quen này của chúng ta. Nếu có thể làm được việc phước thiện trong suốt thời gian, chúng ta sẽ buông bỏ được những hoạt động máy móc và thói quen của mình. Nếu có thể buông bỏ được những thói quen của mình, chắc chắc chắn chúng ta sẽ buông bỏ được khỏi tiến trình nhân quả. Chúng ta thông thường dính mắc với thức ăn, chỗ ở, cuộc sống, tài sản bởi vì chúng ta quá quan tâm đến bản thân mình, đến những thói quen và tài sản của mình. Do đó, việc làm phước thiện mà không có sự dính mắc trong suốt cả thời gian chắc chắn sẽ dẫn đến sự buông bỏ không dính mắc.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét