CƯ SĨ VẤN ĐÁP (PRASṆĀ GĪHI) | Thiền Giữa Đời Thường

Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

CƯ SĨ VẤN ĐÁP (PRASṆĀ GĪHI)


Soạn giả
TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG
(VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA)
 Vấn: Tiếng cận sự nam, cận sự nữ (upasaka) cận sự nữ (upāsikā) nghĩa như thế nào? Đáp: Cận sự nam, cận sự nữ nghĩa là người vào gần đến Tam bảo, nương theo Tam bảo.
Vấn: Quy y có mấy, là cái gì? Đáp: Quy y[1] có ba là: Phật, Pháp, Tăng.
Vấn: Tam quy chia theo tên có mấy? Đáp: Tam quy chia theo tên có hai: Thánh quy và phàm quy.
Vấn: Thánh quy như thế nào? Nói về mấy hạng người? Đáp: Thánh quy là quy, thấy pháp “Tứ thánh đế”[2] dứt trừ phiền não, lấy Niết-bàn làm cảnh giới, là nơi về của các bậc Thánh nhơn, nhất là bậc Tu-đà-huờn.
Vấn: Phàm quy như thế nào? Về hạng người nào? Đáp: Phàm quy chỉ mới vừa được đè nén phiền não như dùng đức của Phật làm cảnh giới, là nơi về của người phàm có đức tin về sự hiểu thấy phải, có đức tin là gốc, làm cho sự hiểu biết ngay trong 10 cách làm phước (puññakiriyāvatthu), như thế gọi là phàm quy.
Vấn: Quy y có mấy cách, là cái chi? Đáp: Quy y có 4 cách là: phú thác mạng sống đến tam bảo (attasanniyātana), nương theo tam bảo kể từ này về sau (tapparāyana), dâng mình làm đệ tử tam bảo (sissabhāvupagamana), tư cách tôn trọng sùng bái Tam bảo (pānipātana).
Vấn: Cả 4 cách quy y ấy, giải như thế nào? Đáp: Giải như vầy:
-          “Phú thác mạng sống đến Tam bảo”(attasanniyyātana) là phải nguyện: “Tôi xin phú thác[3] sanh mạng tôi đến đức Phật, đức Pháp, đức Tăng, kể từ ngày nay” (ajja ādiṃ katvā ahaṃ attānaṃ buddhassa, dhammassa saṅghassa niyyādemi) như thế gọi là attasanniyyātana.
-          “Nương theo Tam bảo kể từ nay về sau” (tapparāyana) là phải nguyện: “Kể từ đây, tôi xin nương theo đức Phật, kể từ đây, tôi xin nương theo đức Pháp, kể từ đây tôi xin nương theo đức Tăng”. Xin ngài ghi nhớ tôi là người cận sự nam, cận sự nữ kể từ nay về sau (ajja ādiṃ katvā buddhaparāyano, dhammaparāyano, saṅghaparāyano).
-          “Dâng mình làm đệ tử Tam bảo” (sissabhāvupagamana) là phải nguyện: “Tôi là đệ tử đức Phật, đệ tử đức Pháp, đệ tử đức Tăng, xin ngài ghi nhớ tôi là đệ tử, kể từ ngày nay về sau (ajja ādiṃ kotvā ahaṃ buddhassa, antevāsiko, dhammassa antevāsiko, saṅghassa antevāsiko).
-          “Tư cách tôn trọng sùng bái Tam bảo (pānipātanasaranagamana) là phải nguyện: “Tôi xin tôn trọng sùng bái và nghinh tiếp Tam bảo, nhứt là đức Phật” (ajja ādiṃ katvā ahaṃ abhivādanaṃ paccuppaṭṭhānaṃ añjalikammaṃ sāmīcikammaṃ buddhā dīnaṃyevatinnaṃ vatthunaṃ karomi).
Vấn: Phải có đủ cả 4 cách quy y ấy mới được gọi là quy y, hay là có một trong bốn cách ấy cũng được? Đáp: Có một trong bốn cách ấy cũng được.
Vấn: Bốn cách quy y ấy có quả báo giống nhau hay là khác nhau? Đáp: Có quả báo giống nhau, không khác.
Vấn: Tư cách tôn trọng sùng bái (pānipatana) chỉ có một cách hay là có thêm nữa? Đáp: Chia ra có bốn cách nữa, là: tôn trọng vì tín rằng “Đức Phật là thân quyến, dòng dõi thanh cao (ñātipānipāta); tôn trọng vì sợ oai lực của đức Phật (bhayapānipāta); tôn trọng vì cho đức Phật là thầy (ācariyapāṇipāta); tôn trọng vì tín rằng đức Phật là bậc thanh cao đáng nương dựa (dakkhineyyapaṇipāta).
Vấn: Bốn cách tôn trọng sùng bái ấy, giải như thế nào? Đáp: Giải như vầy: 1) Tôn trọng, tín rằng: đức Phật này là thân quyến dòng dõi thanh cao, ta nên tôn trọng. 2) Tôn trọng rằng: đức Phật có nhiều thần lực, nếu ta không tôn trọng sùng bái ta phải bị hư hại vì một lẽ gì không sai, cớ ấy ta phải tôn trọng. 3) Tôn trọng, tín rằng: đức Phật này khi còn ở địa vị Bồ tát, Ngài có dạy bảo ta các nghề nghiệp, nay Ngài được giác ngộ làm Phật, ta cần phải tôn trọng Ngài. 4) Tôn trọng, tín rằng: đức Phật này là bậc thanh cao đáng thọ lãnh vật dụng của thí chủ tin lý nhơn quả đem đến dâng cúng người nào đã cúng dường rồi thì được khỏi vòng khổ não. Trong 4 cách tôn trọng ấy, chỉ có cách thứ 4 làm cho phép quy y được kết quả thôi.
Vấn: Phép quy y bợn nhơ có mấy điều? Đáp: Phép quy y bợn nhơ có 3 điều, là: Không biết Phật, Pháp, Tăng, có đức như thế nào (aññāna); Nghi ngờ Tam bảo (saṃsaya); Hiểu sái Tam bảo (micchāñaṇadassana). Không đứt tam quy, nhưng Tam quy không được tỏ rạng, cận sự nam, cận sự nữ không được nhiều phước báu.
Vấn: Thánh quy có bợn nhơ chăng? Đáp: Thánh quy không bao giờ bợn nhơ.
Vấn: Phép quy y đứt do mấy điều? Đáp: Phép quy y đứt do hai điều: đứt mà có tội (sāvajjoca), đứt mà không có tội (anavajjoca).
Vấn: Đứt mà có tội, đứt như thế nào? Đáp: Người đã thọ tam quy rồi, trở lại nương theo ngoại đạo, hủy báng, nhứt là đức Phật, gọi là đứt tam y có tội.
Vấn: Như thế nào, đứt mà không có tội? Đáp: Đứt mà không có tội, là đứt vì chết.
Vấn: Thánh quy, có đứt không? Đáp: Thánh quy không bao giờ đứt.
Vấn: Vì sao Thánh quy không đứt, không bợn nhơ? Đáp: Vì bậc Thinh văn, dầu là thoát sanh trong cõi nào, không có Phật, Pháp, các ngài cũng chẳng tin theo tôn giáo khác, dầu có tai nạn đến nỗi hại mình, các ngài cũng chẳng bỏ các đức lành của mình; cho nên gọi Thánh quy không bao giờ đứt, không khi nào bợn nhơ.
Vấn: Phép quy y có mấy chi? Đáp: Có 3 chi: đức tin (saddhā), trí tuệ (paññā), thí mạng (jīvitapariccāga) là thà bỏ mạng không đành lìa pháp.
Vấn: Thế nào gọi là giới của cận sự nam? Đáp: Ngũ giới, gọi là giới của cận sự nam.
Vấn: Bát giới là giới của ai, nếu ngũ giới là của cận sự nam? Đáp: Bát giới cũng là giới của cận sự nam, cận sự nữ nhưng thọ trì có hạn kỳ.
Vấn: Sự nuôi mạng của cận sự nam, cận sự nữ như thế nào? Đáp: Sự nuôi mạng của cận sự nam, cận sự nữ là phải dứt bỏ 5 nghề buôn bán không nên.
Vấn: Năm nghề buôn không nên, như thế nào? Đáp: Năm nghề buôn không nên là: buôn khí giới (satthavaṇijjā), buôn người (sattavaṇijjā), buôn thịt là nuôi thú rồi đem bán (maṃsavanijjā), buôn vật say (rượu) (majjavaṇijjā), buôn thuốc độc (visavaṇijjā). Cả 5 nghề ấy, cận sự nam, cận sự nữ không nên làm.
Vấn: Vì sao không nên buôn khí giới? Đáp: Vì là nguyên nhân để giết chúng sanh (người và thú) bởi cận sự nam, cận sự nữ là người không sát sanh.
Vấn: Vì sao không nên buôn người? Đáp: Vì người có dòng dõi đồng nhau không nên làm cho thấp hèn.
Vấn: Vì sao không nên buôn thịt? Đáp: Vì là nguyên nhân giết hại chúng sanh.
Vấn: Vì nguyên nhân nào, buôn thuốc độc không được? Đáp: Vì là vật độc.
Vấn: Vật say là rượu, vì sao cũng cấm nữa? Đáp: Vì là nguyên nhân làm cho mất trí nhớ của người.
Vấn: Sự hư hại của cận sự nam, cận sự nữ như thế nào? Đáp: Nhứt là sự phá giới và sự nuôi mạng sái.
Vấn: Hư hại của cận sự nam, cận sự nữ có mấy thứ? Đáp: Có 5 thứ: cận sự nam, cận sự nữ không có đức tin (asaddhohoti); cận sự nam, cận sự nữ không có giới (dussīlohoti); cận sự nam, cận sự nữ là người không quyết định (kotuhalamaṅgalikohoti); cận sự nam, cận sự nữ tin tà thuyết, không tin nhơn quả (maṅgalampaccetinokammaṃ); cận sự nam, cận sự nữ tin người ngoài Phật pháp (ito ca bahiddhā dakkhineyyaṃ gavesati).
Vấn: Cận sự nam, cận sự nữ không có đức tin, tại sao cũng thành người cận sự nam, cận sự nữ được, vì cận sự nam, cận sự nữ phải có đức tin làm gốc? Đáp: Trước có đức tin thiệt, sau trở lại không có đức tin, cho nên gọi là hư hại.
Vấn: Phá giới, như thế nào? Đáp: Phá giới là nói về người không giữ giới hoặc có giới mà đứt giới, đều gọi là phá giới cả. Phá giới gọi là: “nisīlo” hoặc “asīlo” nghĩa là “người không có giới”.
Vấn: Tin tà thuyết[4], không tin nhơn quả, như thế nào? Đáp: Tin, chấp rằng tháng này tốt, tháng này xấu v.v… hoặc tin rằng ông này bà kia cho tội, phước, không tin nhơn quả.
Vấn: Thế nào gọi là tìm bậc[5] đáng thọ lãnh của tín thí tin lý nhơn quả, ngoài Phật giáo? Đáp: Tìm người ngoài đạo Phật, là tìm kẻ tự xưng mình là bậc đáng thọ lãnh của tín thí tin lý nhơn quả đem đến dâng cúng, ngang hàng với Phật giáo, nếu người nào cho vật chi, phải đến dâng cúng trong hắc[6] đúng đắng mới thọ lãnh. Cho nên trong điều học “Người tu đạo lỏa thể” (acelakasikkhāpada) đức Phật cấm không cho tỳ khưu tự tay mình thí vật chi đến người tu đạo lỏa thể và ngoại đạo, nếu cho phạm tội ưng đối trị. Cớ ấy, cận sự nam, cận sự nữ nào tìm kẻ ngoại đạo[7] gọi là hư hại, không phải là người tu trong Phật giáo.
Cận sự nam, cận sự nữ có 1 trong 5 điều hư hại ấy, gọi là cận sự nam, cận sự nữ hư hại dể duôi (candalā upasaka), cận sự nam, cận sự nữ có pháp bợn nhơ (mala upakasa), cận sự nam, cận sự nữ mà đức Phật chê trách (patikiṭṭha upasaka).
Vấn: Thạnh lợi của cận sự nam, như thế nào? Có mấy thứ? Đáp: Thạnh lợi của cận sự nam, ấy là nói về giới và sự nuôi mạng, có 5 thứ là: cận sự nam, cận sự nữ có đức tin (saddhohoti); cận sự nam, cận sự nữ có giới (sīlavāhoti); cận sự nam, cận sự nữ quyết định (nakotuhalamaṅgalikohoti); cận sự nam, cận sự nữ chỉ tin nhơn quả, không tin tà thuyết (kammam pacceti nomaṅgalaṃ); cận sự nam, cận sự nữ không tìm người tự xưng mình là bậc đáng thọ lãnh của tín thí tin lý nhơn quả, ngoài Phật giáo, chỉ tôn trọng sùng bái các hàng tu Phật (na ito bahiddhā dakkhineyyaṃ kavesati idhaca pubbakāraṃ karoti).
Cận sự nam, cận sự nữ có đủ 5 điều ấy gọi là cận sự nam, cận sự nữ quý báu (rotana upasaka), cận sự nam, cận sự nữ như hoa sen (paduma upasaka), cận sự nam, cận sự nữ như hoa sen trắng (puṇḍarika upasaka). Đức Phật cho 3 hiệu ấy vì có đức tánh như đã giải.
Vấn: Cái chi thật là giới? Đáp: Tác ý thật là giới, đúng theo Phật ngôn rằng: “Cetanā haṃ bhikkhave sīlaṃ vadāmi”. Nghĩa là: Này các tỳ khưu! Như Lai gọi tác ý chừa cải thật là giới.
Vấn: Tác ý chừa cải phát sanh giới có mấy? Đáp: Tác ý chừa cải, cho phát sanh giới ấy có 3 thứ: chừa cải đầy đủ (sampattavirati); chừa cải vì tác ý thọ trì (samādānavirati); chừa cải vì dứt bỏ (samucchedavirati).
Vấn: Tác ý chừa cải đều đủ như thế nào? Đáp: Chừa cải đều đủ là: chúng sanh có thể giết được mà không giết, của cải có thể trộm được mà không trộm, vợ con người có thể hành dâm được mà không hành dâm, lời có thể dối được mà không dối, rượu có thể uống được mà không uống. Cả 5 điều ấy đã đến trước mặt rồi mà cũng không làm cho sái, sợ có điều oan trái trong ngày sau. Như thế gọi là tác ý chừa cải.
Vấn: Chừa cải vì tác ý thọ trì như thế nào? Đáp: Chừa cải vì tác ý thọ trì nơi tỳ khưu, sadi, hoặc nơi cư sĩ đã thọ trì giới trước mình. Nếu gặp 1 trong 5 điều oan trái (pañcaverā) không dám làm sai, sợ đứt giới, như thế, gọi là chừa cải vì tác ý thọ trì.
Vấn: Chừa cải vì dứt bỏ như thế nào? Đáp: Chừa cải vì dứt bỏ phiền não, khi Thánh đạo phát sanh lên, giới cũng phát sanh chung trong một thời ấy, phiền não cũng dứt. Như thế gọi là chừa cải vì dứt bỏ.
Vấn: Tác ý cho phát sanh giới, do pháp chi hộ trợ, có mấy thứ? Đáp: Tác ý cho phát sanh giới do 2 pháp là: hổ thẹn tội lỗi (hiri); ghê sợ tội lỗi (attappa). Hai pháp ấy hộ trợ, nâng đỡ làm cho giới phát sanh lên được.
Vấn: Có người trì giới trong sạch đến trọn đời, có người mới giữ được không lâu rồi đứt giới, vậy hổ thẹn và ghê sợ đi đâu đi, không giúp đỡ che chở người? Đáp: Hổ thẹn và ghê sợ không đi đâu, song, vì thế lực thân cận cùng bạn dữ là nguyên nhân làm cho người hành theo bạn dữ; dắt dẫn cho hư hoại điều lợi ích đã phát sanh lên. Còn được giữ giới đến trọn đời là nhờ thế lực thân cận cùng bạn lành. Cớ ấy, đức Phật cấm ngăn không cho gần kẻ dữ, dạy phải nên giao thiệp cùng hàng thiện trí thức.
Vấn: Đứt giới do mấy nguyên nhân? Đáp: do hai nguyên nhân: đứt có tội, vì hành sái một điều học nào (sāvajjoca); đứt không có tội, vì chết (anāvajjoca).
Vấn: Thọ trì có mấy phép? Đáp: Có hai phép: thọ trì chung (ekajjhasamādāna), thọ trì riêng (paccekasamādāna).
Vấn: Thọ trì chung như thế nào? Đáp: Thọ trì tất cả điều học, như nói: “Tôn xin thọ trì 5 giới, hay là 8 giới” không nói: sát sanh, trộm cắp…, như thế, gọi là thọ trì chung (ekajjhasamādāna).
Vấn: Thọ trì riêng, như thế nào? Đáp: Thọ trì riêng là nói ngay, riêng mỗi một điều học cho đến hết, như thế, gọi là thọ trì riêng (paccekasamādāna).
Vấn: Thọ trì chỉ có hai phép ấy, hay là còn nữa? Đáp: Chia ra có 3 phép thêm nữa: thọ trì bậc thấp (hīnasamādāna), thọ tri bậc trung (majjhimasamādāna), thọ trì bậc thượng (panītasamādāna).
Vấn: Thọ trì bậc thấp, như thế nào? Đáp: Thọ trì vì: muốn (chanda), tâm (citta), tấn (viriya), suy xét (vimamsa) (adhipatidhama). Nếu cả 4 pháp ấy thấp hèn thì giới cũng thấp hèn, hoặc vì tâm sự ham muốn (taṇhā), tà kiến (diṭṭhi) và kiêu hãnh (māna) nhập vào khuấy rối làm cho tâm bợn nhơ, vì thiếu trí tuệ (ñānavippayutta) như thế, gọi là thọ trì thấp hèn.
Vấn: Thọ trì bực trung như thế nào? Đáp: Thọ trì vì: muốn, tâm, tinh tấn, suy xét bực trung, không bị sự ham muốn, tà kiến và kiêu hãnh nhập vào khuấy rối, nhưng nhờ có người dắt dẫn (sasaṅkhārikañāna sampayutta) như thế gọi là thọ trì bực trung (majjhimasamādāna).
Vấn: Thọ trì bực thượng như thế nào? Đáp: Thọ trì vì: muốn, tâm, tinh tấn, suy xét bực thượng không bị sự ham muốn, tà kiến và kiêu hãnh nhập vào khấy rối vì có tâm lành, không có người dắt dẫn[8] (asaṅkhārikañāṇa sampayutta), như thế gọi là thọ trì bực thượng (pamītasamādāna).
Vấn: Cả 8 điều giới, chia ra về phần tội có mấy thứ? Khác nhau như thế nào? Đáp: Chia ra về phần tội có 2 thứ, khác nhau như vầy: trong 8 điều học có:
-               Năm điều trước thuộc về tội trong đời (lokavajja), dầu thọ trì hay không thọ trì cũng có tội, phải sa vào 4 đường dữ. Nghiệp báo còn dư lại phải đi thoát sanh làm người, chịu tội khác nhau theo mỗi điều học mà mình đã phạm.
-               Ba điều sau thuộc về tội Phật cấm (pannathivajjo). Nếu làm sai điều Phật cấm ấy không sa vào 4 đường dữ[9], không có oan trái[10] (verā) chỉ không được hưởng phước báu của “bát quan trai giới” thôi. Vì điều học này phát sanh do thế lực của “bát quan trai”. Ngoài ngày bát quan trai, không có điều học ấy.
Vấn: Năm điều học, có tội khác nhau, vậy khi sa vào cảnh khổ, đi theo điều nào trước hay là đi theo thứ tự, từ sát sanh đi tới? Đáp: Phạm điều học phải sa vào cảnh khổ, nhưng không nhứt định, điều học nào tội nhiều hơn phải đi theo điều học ấy.
Vấn: Năm điều học đức Phật chế ra đối với người nào? Đáp: đức Phật không có chế điều học đối với người nào cả; 5 điều học ấy đã có từ khi đức Phật chưa giác ngộ, gọi là “thường giới” (nicca sīlā) cho nên nói là không cấm chế đối với người nào.
Vấn: Bát quan trai giới, đức Phật thuyết cho người nào? Đáp: Ngài thuyết cho Mahānāma là một vị vua về dòng Thích Ca (con nhà chú với đức Thế Tôn).
Vấn: Đứt giới có đứt tam quy không? Đáp: Đứt giới nếu đứt vì chết, tam quy cũng đứt; nếu đứt vì phạm điều học, có khi đứt tam quy, có khi cũng không đứt. Nếu đứt vì hiểu rằng: 5 điều oan trái ấy không có tội, như thế, gọi là đứt tam quy. Còn không đứt tam quy là khi phạm điều học mà còn tin nhơn quả, đứt như thế, gọi là chỉ đứt giới, tam quy còn như thường.
Vấn: Cớ sao không đứt tam quy, nếu giới đã đứt? Đáp: Không đứt tam quy, vì thọ tam quy nhờ có đức tin là gốc, nghĩa là còn tin phước tin tội, ví như cây gãy nhánh nhưng gốc rễ vẫn còn đủ. Giới phát sanh do tác ý chừa cải chỉ có hư sự chừa cải thôi, giới và tam quy, tâm sở[11] khác nhau, như đã có giải.
Vấn: Vậy đứt tam quy, đứt giới hay là không đứt? Đáp: Đứt tam quy, giới cũng đứt, vì tam quy là gốc rễ; nếu đã hết tin nhơn quả rồi, giới còn thế nào được.
Vấn: Ngoài Phật giáo, khi đức Phật chưa giác ngộ, có giới chăng? Đáp: Ngoài Phật giáo, khi đức Phật chưa giác ngộ, cũng có giới vậy.
Vấn: Vậy, nói đứt tam quy thì đứt giới, vậy ngoài Phật giáo, không có tam quy, cớ sao lại nói có giới? Đáp: Trong Phật giáo, nếu đã thọ tam quy rồi, trở lại bỏ tam quy, thì giới cũng đứt vì đã hết tin nhơn quả rồi. Còn nói không có tam quy mà còn giới, ấy là đối với thời gian ngoài Phật giáo, không có Phật, Pháp, Tăng chỉ có chừa cải 5 điều oan trái thôi, cho nên nói: cũng có giới vậy.
Vấn: Giới không tà dâm và không thông dâm khác nhau như thế nào? Đã nói không tà dâm còn thêm không thông dâm nữa? Đáp: Không tà dâm đối với 20 hạng phụ nữ[12]; không thông dâm phải xa lánh cả 30 khiếu[13], trong một ngày một đêm; không tà dâm xa lánh luôn, trừ ra vợ chồng.
Vấn: Một người với nhiều người xin thọ giới cách nào cao thượng hơn? Đáp: Xin một người hoặc xin nhiều người chỉ do nơi sự hành, chẳng phải vì chỗ xin.
Vấn: Giới phát sanh nơi người cho, hay là nơi người xin? Đáp: Giới phát sanh nơi người thọ, có thọ, có hiểu rồi chừa cải đều đủ các điều học thì giới mới phát sanh.
Vấn: Nếu phát sanh nơi người thọ, vậy cần gì phải đi xin nơi bậc xuất gia thêm nữa? Đáp: Phải đi thọ nơi các bậc xuất gia cho có sự tôn kính đến tam quy và được các điều phước báu, không cho sự dể duôi phát khởi và cho tâm thuần thục được nghe lời chỉ giáo của bậc trí tuệ, cho nên cần phải đi thọ nơi các ngài mới được.
Vấn: Thế nào gọi là hành bát quan trai? Thế nào gọi là thời bát quan trai? Thế nào gọi là giới bát quan trai? Đáp: Hành bát quan trai là việc phải làm trong ngày bát quan trai như là thọ tam quy… ; còn thời bát quan trai là hạn kỳ bát quan trai, là định ngày phải thọ trì bát quan trai, như ngày mùng 5, 8, 14, rằm … một tháng có 8 ngày; giới bát quan trai là 8 giới như đã có giải.
Vấn: Bát quan trai có mấy? Đáp: Có hai là: bát quan trai (trong một tháng có 8 ngày), bát quan trai (giữ luôn ngày rước và ngày đưa). Bát quan trai có hạn kỳ ngày và cách thọ trì khác nhau, như đã có giải đều đủ trong luật tu cư sĩ rồi, đây không cần phải giải thêm nữa.
Vấn: Bát quan trai có 2 thôi, hay là có thêm nữa? Đáp: Có 3 thêm nữa là: giữ bát quan trai như kẻ chăn bò (gopāla uposatha); giữ bát quan trai như kẻ ngoại đạo (nigantha uposatha); giữ bát quan trai để trừ phiền não (ariya uposatha).
Vấn: Như thế nào gọi là giữ bát quan trai như kẻ chăn bò? Đáp: Thọ trì bát quan trai như người chăn bò là: người chăn bò đuổi bò đến nơi có nước, có cỏ, rồi chỉ chờ cho đến giờ đuổi bò về giao cho chủ, chỉ mong đòi tiền mướn thôi, thế nào, người giữ bát quan trai trông cho hết ngày bát quan trai để chực ăn uống và thọ hưởng ngũ dục theo ý muốn như ngày trước. Như thế gọi là “thọ trì bát quan trai như kẻ chăn bò (gopāla upasatha)”.
Vấn: Như thế nào gọi là giữ bát quan trai như kẻ ngoại đạo? Đáp: Giữ bát quan trai của kẻ ngoại đạo có định chỗ: như chừa cải không sát sanh ở hướng đông xa 100 do tuần, ở hướng nam xa 100 do tuần, ở hướng bắc xa 100 do tuần, như thế gọi là bát quan trai của kẻ ngoại đạo, bát quan trai như thế không có phước báu đâu.
Vấn: Như thế nào, gọi là giữ bát quan trai để dứt trừ phiền não? Đáp: Thọ trì bát quan trai để dứt trừ phiền não làm cho tâm trong sạch.
Vấn: Bát quan trai dứt trừ phiền não có chia ra nữa chăng? Đáp: Chia ra nữa, có 6 phép: Phật bát quan trai (brahmuposatha) ; pháp bát quan trai (dhamuposatha) ; tăng bát quan trai (saṅghuposatha) ; giới bát quan trai (sīluposatha) ; Chư thiên bát quan trai (devatūposatha) ; thánh thinh văn bát quan trai (arahantuposatha)
Vấn: Phật bát quan trai, giải như thế nào? Đáp: Bát quan trai dùng đức của Phật làm cảnh giới, như chọn lấy 1 trong 9 hiệu (Arahaṃ …. Bhagavā) của Phật để niệm giữ trong tâm, cho đặng dứt trừ phiền não.
Vấn: Pháp bát quan trai, giải như thế nào? Đáp: Dùng đức của Pháp làm cảnh giới, như dùng Svākkhāto … Viññūhi, một hiệu nào để niệm tưởng trong 4 oai nghi.
Vấn: Tăng bát quan trai, giải như thế nào? Đáp: Dùng đức của tăng làm cảnh giới, như dùng Supaṭipanno … Lokassa, dùng một hiệu nào để niệm tưởng trong tâm.
Vấn: Giới bát quan trai, thọ trì như thế nào? Đáp: Nhớ đến giới mà mình đã thọ trì rồi không đứt, không bợn nhơ, không lủng bể … cho thiền định được phát sanh lên vì giới trong sạch, tâm được an vui, không nóng nảy. Như thế gọi là giới bát quan trai.
Vấn: Chư thiên bát quan trai, thọ trì như thế nào? Đáp: Tưởng nhớ đến đức Pháp đem người đi thoát sanh lên 6 cõi trời dục giới, do đức tánh chi? Nhớ thấy rằng: “Khi còn ở cõi người có tu 5 đức: “tin, giới, nghe, thí, tuệ”. Có đủ 5 đức tánh ấy mới sanh làm Chư thiên được. Nhớ được như thế rồi, cố gắng hành bát quan trai cho được tiến hoá lên tột bực (bhiyyobhāba). Như thế gọi là Chư thiên bát quan trai (devatūposatha).
Vấn: Thánh thinh văn bát qua trai thọ trì như thế nào? Đáp: Chư thánh thinh văn thọ trì bát quan trai, dứt bỏ điều oan trái đến trọn đời, không trở lại làm những điều đã dứt bỏ ấy nữa. Như thế gọi là Thánh thinh văn bát quan trai (Arahantuposatha). Trong 6 phép bát quan trai ấy, Thánh thinh văn bát quan trai có nhiều quả, có nhiều phước.
Vấn: Bát quan trai đứt, do mấy nguyên nhân? Đáp: Do 2 nguyên nhân: đứt vì có tội (sāvajjoca) do hành sái điều học; đứt không có tội (anāvajjoca) vì chết.
Vấn: Cả 8 điều học ấy, điều học nào có tội, điều học nào không có tội? Đáp: Điều học nào kể vào trong tội đời (lokavajja) có tội trong kiếp hiện tại, và có tội phải sanh trong 4 đường dữ; điều học kể vào trong điều Phật cấm (Paṇṇattivajja) có tội, chỉ không được quả báo trong sự thọ trì bát quan trai thôi.
Vấn: Đức tánh của cận sự nam, cận sự nữ như thế nào? Có mấy thứ? Đáp: Đức tánh của cận sự nam, cận sự nữ có 10 thứ:
1)                       Cận sự nam, cận sự nữ là người cùng chia sự vui, khổ với tỳ khưu tăng (saṅghena saddhiṃsamāna sukha dukkho hoti) nghĩa là nếu tỳ khưu tăng có sự vui thì cùng vui với, tỳ khưu tăng có sự khổ cũng chia buồn với nhau.
2)     Cận sự nam, cận sự nữ có nghiệp thân và nghiệp khẩu đã gìn giữ được chơn chánh (kāyi kavācasikañca surakkhitaṃ hoti)
3)                       Cận sự nam, cận sự nữ lấy Pháp làm trọng là khi làm việc chi hằng lấy Pháp làm lớn, làm gốc, làm mẫu không cho sai, không bỏ Pháp (dhammo adhipateyyo hoti)
4)     Cận sự nam, cận sự nữ là người vui thích trong sự bố thí theo sức mình, là làm việc bố thí vừa theo của cải ít hay là nhiều, có ít làm ít, có nhiều làm nhiều, không bị sự rít róng bỏn xẻn đè nén (yathā thāmena saṃvibhāga ratova hoti).
5)     Cận sự nam, tinh tấn học hỏi cho thông rõ Phật giáo là lời dạy bảo của đức Thế Tôn (jina sāsanaṃ jānituñcavāyamati).
6)     Cận sự nam, cận sự nữ là người chánh kiến, có trí tuệ thấy hiểu đúng theo chơn lý (sammādiṭṭhikova hoti).
7)     Cận sự nam, cận sự nữ xa lánh không tin tà thuyết và là người không cố chấp tin rằng: người có tà thuật cho tội phước được, chỉ tin lý nhơn quả (apagato kotuhalamaṅgalikova hoti).
8)     Cận sự nam, dầu có tai nạn đến nỗi hại mình, cũng không bỏ Tam bảo, trở dùng người khác làm thầy, làm nơi nương tựa, quý trọng hơn Tam bảo (jivitahetupi aññaṃ satthāraṃ na uddhisati).
9)     Cận sự nam, cận sự nữ vui thích trong phép hoà hợp (samaggārāmo va hoti).
10)              Cận sự nam, cận sự nữ tu hành chơn chánh trong Phật giáo, là chỉ làm theo luật pháp của Phật (sāsane carati).
Mười đức tánh ấy, cận sự nam, cận sự nữ cần phải thiệt hành theo, không nên dể duôi, vì là pháp có thể làm cho tâm của cận sự nam, cận sự nữ ở theo thập nghiệp trong sạch và cho có duyên lành với Niết-bàn.

Vấn: Nghiệp của chúng sanh làm có mấy thứ? Đáp: Có hai thứ: nghiệp dữ, nghiệp lành.
Vấn: Nghiệp dữ ấy, giải như thế nào? Đáp: Nghiệp dữ ấy là: nghiệp thân, sự làm của thân có 3; nghiệp khẩu, sự làm của miệng có 4; nghiệp ý có 3. Cộng thành 10 nghiệp.
Vấn: Ba nghiệp thân ấy là cái chi? Đáp: Ba nghiệp thân ấy là: sát sanh: là tự mình giết loài động vật (panā tipāta); trộm cắp: là cướp giật, rình người vô ý để lấy của (adinnādāna); tà dâm: là không phải vợ chồng mà giao hợp nhau (kāmesumicchācāra).
Vấn: Bốn nghiệp khẩu như thế nào? Đáp: Bốn nghiệp khẩu là: nói dối: là nói lời không thiệt “có, nói không; không, nói có; thấy, nói không thấy; không thấy, nói thấy”; nói hai lưỡi: là đem chuyện người này nói với người kia cho sanh điều mích lòng, hờn giận, chia rẽ nhau; nói lời dữ: là chửi rủa, mắng nhiếc kẻ khác; nói lời vô ích: là nói những chuyện không có lợi ích, nói chuyện sang đàng.
Vấn: Ba nghiệp ý như thế nào? Đáp: Ba nghiệp ý là: tham tài: là muốn được của người về làm của mình; sân hận: là oán thù muốn làm hại người; tà kiến: là thấy quấy, hiểu lầm rồi chấp là phải.
Vấn: Thân nghiệp, thân ác và thân môn giống nhau hay là khác nhau? Đáp: thân nghiệp: là sự tạo tác thành tựu do nơi thân; thân ác là kể từ khi cầm khí giới giết chết hoặc không chết, gọi là thân ác; thân môn là nói về dỡ tay hay là dỡ chân lên để đánh đập, đạp, đá, gọi là thân môn. Thân nghiệp, thân ác và thân môn khác nhau như đã giải.
Vấn: Thân nghiệp hành do mấy cửa? Đáp: Thân nghiệp hành do 2 cửa: cửa thân và cửa miệng.
Vấn: Hành trong cửa thân như thế nào? Hành trong cửa miệng như thế nào? Đáp: Hành trong cửa thân là giết hại loài động vật hay là trộm cắp của người, hoặc tà dâm. Như thế gọi là thân nghiệp thuộc về cửa thân; như dạy kẻ khác giết loài sanh vật, ấy là sự hành do thân nghiệp thuộc về cửa miệng, như thế gọi là nghiệp thân về cửa miệng.
Vấn: Khẩu nghiệp hành được mấy cửa? Đáp: Khẩu nghiệp hành được 2 cửa: khẩu nghiệp và khẩu môn.
Vấn: Nghiệp miệng về cửa miệng, như thế nào? Nghiệp miệng về cửa thân, như thế nào? Đáp: Nghiệp miệng về cửa miệng là nói lời dữ như nói dối, gọi là nghiệp miệng về cửa miệng. Còn nghiệp miệng về cửa thân là như viết thơ có lời dối gạt, hoặc đưa tay lên dối gạt cho người tin, như thế gọi là nghiệp miệng về cửa thân.
Vấn: Nghiệp ý hành được mấy cửa? Đáp: Nghiệp ý hành được 3 cửa là: cửa thân, cửa miệng, cửa ý.
Vấn: Nghiệp ý hành trong 3 cửa, như thế nào? Đáp: Nghiệp ý hành trong 3 cửa như vầy:
-               Về phần “tham tài”, liếc xem của người rồi làm cho thân cử động, cầm lấy của người rờ rẫm coi. Về phần oán thù như cầm cây để chờ đánh đập. Về phần tà kiến, hiểu quấy, như nghiêng mình đảnh lễ các hạng ngoại đạo cho rằng cao thượng hơn Tam bảo, như thế gọi là nghiệp ý hành trong cửa thân.
-               Nghiệp ý hành trong cửa miệng là “tham tài” liếc xem của người rồi nói rằng: của này được về ta mới vừa, người không xứng dùng của ấy đâu. Oán thù nói rằng: chúng sanh hãy hư hại đi. Tà kiến là nói 10 điều sai lầm, như nói “Bố thí không có quả phúc”. Những lời như đã giải ấy gọi là nghiệp ý về cửa miệng.
-               Nghiệp ý về cửa ý là không làm cho thân và khẩu cử động, chỉ vào ngồi nơi thanh vắng rồi làm cho tâm tham tài, sân hận, tà kiến phát sanh, như thế gọi nghiệp ý về cửa ý.
Vấn: “Tham tài” chỉ về chỗ đã lấy được hay là chỉ tính muốn được, bấy nhiêu thôi, gọi là phá thập nghiệp rồi chưa? Đáp: “Tham tài” không cần đợi phải lấy được của, chỉ tính muốn được của người về cho mình, vì phương tiện nào, cũng gọi là phá thập nghiệp đều đủ.
Vấn: Tham tài có mấy chi? Đáp: Tham tài có hai chi: vật của người khác (parabhaṇḍaṃ); tính cho được về phần mình (attanoparinaamanam). Đều đủ 2 chi ấy thì phạm rồi. Vì là nghiệp ý về cửa ý, như đã có giải.
Vấn: Tà kiến, chia ra có mấy đoạn? Đáp: Tà kiến chia ra có 3 đoạn: định tà kiến (niyatamicchādiṭṭhi), thường kiến (antagāhikādiṭṭhi), thân kiến (sakkāyadiṭṭhi). Định tà kiến là tà kiến đã quyết định, người đã có tà kiến ấy, hằng sa vào không gian địa ngục (lokamtaranaraka)[14] chia ra 3 bực: ngăn quả (natthikadiṭṭhi) nghĩa là hiểu rằng quả của phước và quả của tội không có; ngăn nghiệp (akiriyadiṭṭhi) nghĩa là hiểu rằng phước và tội không có; ngăn cả quả và nghiệp (alutukadiṭṭhi) nghĩa là hiểu rằng phước và tội cũng không có, quả của phước và quả của tội cũng không có.
Vấn: Ngăn quả là gì? Đáp: Ngăn quả là như bố thí không được phước, cảnh thiên đàng cũng không có, cõi trời Phạm thiên cũng không có, chúng sanh chết rồi mất, như thế gọi là ngăn quả (natthi kaviṭṭhi) (lý thuyết này phát sanh do tà sự tên “ajita”).
Vấn: Ngăn nghiệp, giải như thế nào? Đáp: Ngăn nghiệp là nói rằng: sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối gọi là không làm nghiệp dữ. Không làm nghiệp dữ là “vì nguyên chất với nguyên chất làm với nhau”; chúng sanh cũng là nguyên chất, thân người giết cũng là nguyên chất như nhau. Như đốn cây, cây có phước, có tội chi mà đi đầu thai nữa, ấy là cái “thức” thôi, như thế gọi là ngăn nghiệp (akiriyadiṭṭhi) (lý thuyết này phát sanh do tà sư tên “puraṇa kassapa”).
Vấn: “Ngăn cả quả và nghiệp” giải như thế nào? Đáp: Ngăn cả quả và nghiệp là hiểu rằng: tất cả chúng sanh, sanh ra không có nhân, không có duyên, dơ nhớp cũng tự nhiên dơ nhớp, trong sạch cũng tự nhiên trong sạch, như cây tốt, cũng tốt tự nhiên, chẳng có phước tội chi làm cho ngay cho vạy, như thế gọi là ngăn cả quả và nghiệp (ahetukadiṭṭhi) (lý thuyết này phát sanh do tà sự tên “makkhaligosāla”). Cả 3 tà kiến ấy ngăn cả đường trời và đường Niết-bàn.
Vấn: Thường kiến (antagāhikādiṭṭhi) giải như thế nào? Đáp: Thường kiến chỉ ngăn đường Niết-bàn, nhưng không ngăn đường trời.
Vấn: Thân kiến (sakāyadiṭṭhi) giải như thế nào? Đáp: Thân kiến hiểu rằng: trong sắc, thọ, tưởng, hành, thức là cái thường tồn, vĩnh viễn, chia ra có 20 thứ. Nhưng đây không giải vì là pháp rất vi tế, quá sức thường nhơn. Tà kiến này, cõi trời cũng không ngăn, Niết-bàn cũng không ngăn.
Vấn: Vì sao tà kiến, có thứ ngăn đường trời và đường Niết-bàn, có thứ chỉ ngăn đường Niết-bàn, không ngăn cõi trời, có thứ không ngăn đường trời cũng không ngăn Niết-bàn? Đáp: Tà kiến ví như sỏi hay là đá, nhưng đá cũng có thứ lớn, thứ vừa vừa và thứ nhỏ vậy. Đá lớn nếu liệng xuống nước chắc phải chìm, chẳng có vật chi nâng đỡ nổi, như 3 thứ tà kiến ấy chắc sa vào đường dữ không sai. Thứ đá cỡ vừa vừa, nếu để trên bèo hoặc lục bình trôi trên mặt nước cũng không chìm, như thường kiến (antagāhikādiṭṭhi) hiểu thấy rằng thế gian là thường (cõi trời Dục giới và cõi Phạm thiên) rồi ráng làm phước, tu phép thiền định cho được thoát sanh trong cõi ấy sẽ được an vui, vì cho rằng cõi ấy là thường. Tà kiến thiệt, song có quả lành hộ trợ nâng đỡ cho được sanh trong nơi ấy, như cục đá không bị chìm. Thứ đá nhỏ nhen, nếu dính với nhiều bông có thể bay bổng lên hư không được, như thân kiến (sakkāyadiṭṭhi) cố chấp thiệt, nhưng ráng làm những điều lành như tham thiền cho đến đắc đạo Tu-đà-huờn mới dứt trừ tà kiến ấy được.
Vấn: Thứ tà kiến nào kể vào nghiệp dữ? Đáp: Tà kiến kể vào 10 nghiệp dữ là 3 thường tà kiến (niyata miecchādiṭṭhi), tà kiến ngoài ra không kể vào 10 nghiệp dữ đâu.
Vấn: Vì sao 2 hạng tà kiến kia không kể vào trong 10 nghiệp dữ? Đáp: Không kể vào trong 10 nghiệp dữ vì thứ tà kiến ấy còn làm phước được.
Vấn: Trong các nghiệp dữ, nghiệp nào có tội nặng hơn hết? Đáp: Tà kiến có tội nặng hơn hết.
Vấn: Vì sao tà kiến có tội nặng hơn hết nếu chỉ có hiểu sai, bấy nhiêu thôi? Đáp: Tà kiến có tội nặng hơn hết là vì các nghiệp dữ khác, nếu phạm cũng còn có thể làm phước được, về phần tà kiến hiểu thấy rằng phước, tội không có, thì có ai làm phước được, chỉ làm tội thôi, chết rồi phải đọa vào không gian địa ngục nữa (lokantaranaraka), nên nói là có tội nặng hơn hết, như đã giải.
Vấn: Làm nghiệp thân như sát sanh; làm nghiệp khẩu như nói dối. Cả 2 nghiệp ấy có thể cho là nghiệp ý được chăng? Đáp: Nếu cho là nghiệp ý cũng được, như sát sanh hoặc trộm cắp, tà dâm, nói dối, hiểu thấy rằng không tội, như thế gọi là nghiệp ý chánh thức. Thiệt, chỉ làm bằng thân, bằng khẩu, song tà kiến là chủ, tà kiến đồng là nghiệp ý.
Vấn: Vậy nghiệp ý kể vào nghiệp thân, nghiệp khẩu được chăng? Đáp: Nếu toàn là nghiệp ý, kể vào nghiệp thân, nghiệp khẩu không được.
Vấn: Vì sao kể không được? Bởi làm nghiệp thân, nghiệp khẩu cũng có tâm trong đó, nếu không có tâm, không sao thành tựu được? Đáp: Có tâm thiệt, song tâm trong chỗ này chưa kể là tham tài, thù oán, tà kiến đâu, chỉ có phát sanh chung với thân và khẩu thôi, vì thân và khẩu lớn hơn, khi tâm nương theo thân thì gọi là nghiệp thân, nếu nương theo khẩu thì gọi là nghiệp khẩu, bởi cả 2 nghiệp này được kết quả bằng thân và bằng khẩu, không phải bằng tâm đâu. Nếu tâm chỉ có tính không sao thành nghiệp được.
Về phần nghiệp ý, lấy tâm làm chủ, nếu thân và khẩu ở dưới quyền của tâm như tham tài, thù oán, tà kiến phát sanh lên dầu đã làm bằng thân hoặc bằng khẩu cũng đều gọi là nghiệp ý cả. Ví như tứ đại: đất, nước, lửa, gió, trong chất đất cũng có nước, lửa, gió mà người chỉ gọi là đất thôi vì là đất nhiều hơn. Trong chất nước cũng có đất, lửa, gió, nhưng họ chỉ gọi là nước vì nước có nhiều hơn, 4 chất ấy đều như nhau cả. Bốn chất ấy thế nào, 3 nghiệp kia cũng đều như vậy.
Vấn: Sát sanh lấy chi là cảnh giới? Đáp: Sát sanh lấy sanh mạng và sắc tướng làm cảnh giới.
Vấn: Trộm cắp lấy chi làm cảnh giới? Đáp: Trộm cắp lấy chúng sanh và sắc tướng làm cảnh giới.
Vấn: Tà dâm lấy chi làm cảnh giới? Đáp: Tà dâm lấy sắc tướng làm cảnh giới.
Vấn: Nói dối lấy chi làm cảnh giới? Đáp: Nói dối lấy chúng sanh và sắc tướng làm cảnh giới.
Vấn: Lời dữ, lời đâm thọc lấy chi làm cảnh giới? Đáp: Lời dữ, lời đâm thọc lấy chúng sanh và sắc tướng làm cảnh giới.
Vấn: Tham tài, thù oán lấy chi làm cảnh giới? Đáp: Tham tài và thù oán, cả hai đều lấy chúng sanh làm cảnh giới.
Vấn: Tà kiến lấy chi làm cảnh giới? Đáp: Tà kiến lấy sắc tướng làm cảnh giới?
Vấn: Chúng sanh như thế nào? Sắc tướng như thế nào? Đáp: Chúng sanh là chỉ về người, sắc tướng chỉ vật để dùng và các vật ngoài ra.
Vấn: Vậy sát sanh vì cớ nào lại lấy sanh mạng và sắc tướng làm cảnh giới. Đáp: Sát sanh lấy sanh mạng và sắc tướng làm cảnh giới là vì người sát sanh chỉ đối với mạng sống của chúng sanh, chỉ mong cho chúng sanh chết, như thế gọi là lấy sanh mạng làm cảnh giới, sắc tướng thì lấy vật giết hại làm cảnh giới của tâm cho nên gọi là sắc tướng làm cảnh giới?
Vấn: Trộm cắp, cớ sao lấy chúng sanh và sắc tướng làm cảnh giới? Đáp: Trộm cắp, lấy chúng sanh và sắc tướng làm cảnh giới, chúng sanh tức là chủ, sắc tướng tức là của cải. Kẻ trộm hằng nhớ tưởng sợ e tài gia hay kịp, chỗ này kể là cảnh giới, tính tìm của để chỗ nọ nơi kia, cho nên kể sắc tướng là cảnh giới.
Vấn: Tà dâm, cớ sao chỉ lấy sắc tướng làm cảnh giới? Đáp: Tà dâm chỉ lấy sắc tướng làm cảnh giới vì sắc tướng tức là sự tiếp xúc rờ rẫm nhầm; người tà dâm chỉ hằng tưởng nhớ sự tiếp xúc là cảnh giới.
Vấn: Nói dối, cớ sao, kể chúng sanh và sắc tướng là cảnh giới? Đáp: Nói dối, kể chúng sanh và sắc tướng là cảnh giới, chúng sanh tức là người nghe, sắc tướng tức là của cải, người nói dối mong lấy được của người hay là làm cho hư hại của người.
Vấn: Vậy lời dữ và lời đâm thọc, cớ sao lại kể chúng sanh là cảnh giới? Đáp: lời dữ và lời đâm thọc mà chỉ kể chúng sanh là cảnh giới, vì người chửi mắng, đâm thọc chỉ đối với người thôi, không đối với của.
Vấn: Nói lời vô ích, cớ sao kể chúng sanh và sắc tướng là cảnh giới? Đáp: Nói lời vô ích kể chúng sanh và sắc tướng là cảnh giới, chúng sanh tức là người nghe, sắc tướng tức là câu chuyện.
Vấn: Tham tài và thù oán, cớ sao chỉ kể chúng sanh là cảnh giới? Đáp: Tham tài và thù oán chỉ kể chúng sanh là cảnh giới, vì tham tài liếc xem của có chủ, thù oán làm hại đối với người.
Vấn: Tà kiến, cớ sao chỉ kể sắc tướng là cảnh giới? Đáp: Tà kiến chỉ kể sắc tướng là cảnh giới vì sắc tướng chỗ này, đối với sắc tướng hành trình trong ba cõi là: cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc – khi tà kiến còn đến đâu, chúng sanh phải xoay vần trong nẻo luân hồi không ngừng nghỉ, không cùng tận đến đó.
Vấn: Nghiệp dữ có mấy thứ, tội như thế nào? Đáp: Nghiệp dữ có 5 thứ tội: tự mình chê trách mình (attāpi attānaṃ upavadati); bậc trí tuệ hằng chê trách mình được (anuviccaviññū garahanti); có tiếng xấu xa bay đến các hướng (pāpako kittisaddho abbhuggacchati); khi sắp chết phải mê loạn quên mình (sammuḷho kalaṃ karoti); đến khi bỏ xác thân sẽ sa vào đường dữ, cảnh khổ vì có cảnh giới, tức là nghiệp ác mà mình đã tạo khi trước hiện đến ở chờ trước cho thấy trong giờ hấp hối (kayassa bhedā marammaranā apāyaṃ duggatiṃ vitipātam nirayaṃ upapajjati).
Vấn: Mười nghiệp dữ, nếu kể vào trong ba gốc tội, vậy nghiệp nào vào gốc tội nào? Đáp: cả mười nghiệp dữ, nếu kể vào trong ba gốc tội ấy như thế này: sát sanh có hai gốc tội: sân và si; trộm cắp có ba gốc tội: xan tham, sân và si; tà dâm có hai gốc tội: xan tham và si; nói dối có ba gốc tội: xan tham, sân và si; nói dữ có ba gốc tội như nói dối; nói hai lưỡi có ba gốc tội như nói dối; nói lời vô ích có hai gốc tội: xan tham và si; tham tài có một gốc tội: si; thù oán có một gốc tội: si; tà kiến có hai gốc tội: xan tham và si.
Vấn: Sát sanh cớ sao kể vào trong hai gốc tội? Vì sao không kể gốc xan tham vào với? Đáp: Sát sanh kể vào hai gốc tội: sân và si, vì nếu sân phát sanh lên rồi, si hằng hộ trợ nâng đỡ. Sân nói về chỗ thù oán hại chúng sanh cho chết, cho nên sát sanh có sanh mạng là cảnh giới. Còn trong chi giới cũng phân biệt chỗ chúng sanh chết vậy, mới phạm sát sanh, dầu là đem về ăn hoặc bỏ cũng phạm đầy đủ. Cho nên không kể vào trong gốc xan tham, chỉ kể vào trong gốc sân và si thôi.
Vấn: Trộm cắp, kể vào trong 3 gốc tội, vậy trộm cắp khác nhau như thế nào? Đáp: Nếu trộm do xan tham cũng có si vào hộ trợ xan tham - chẳng phát sanh một mình được (trộm về nuôi vợ con); còn trộm do gốc sân cũng có si giúp vậy, như lén đốt nhà hoặc cướp của đem bỏ vì lòng sân, khác nhau như thế.
Vấn: Vậy tà dâm cớ sao chỉ kể vào trong gốc tham? Đáp: Kể vào trong gốc xan tham vì xan tham dịch là tâm quyến luyến với sự tiếp xúc cảnh giới.
Vấn: Tham tài và thù oán cớ sao chỉ kể vào trong một gốc tội thôi? Các nghiệp dữ khác có nghiệp có 2 gốc, có nghiệp có 3 gốc? Đáp: Kể vào trong một gốc tội ấy vì tham tài (abhijjhā) thuộc về xan tham, mà thù oán thuộc về sân mà kể một gốc si thêm vào nữa thành hai (với mình). Thí như người chỉ có một con trâu phải mướn của người thêm một con nữa thành hai con, cho nên chỉ kể vào trong một gốc tội, như đã có giải.
Vấn: Tà kiến cớ sao không thuộc về gốc si, về phần tham tài, thù oán lại kể vào gốc xan tham và gốc sân? Đáp: Tà kiến và si mê chẳng phải là một, nghĩa là khác nhau. Tà kiến không kể vào với si, vì có nghĩa khác nhau. Si nghĩa là phóng túng (uddhacca), hoài nghi (vicikiccha); tà kiến tức là định kiến (niyata micchā diṭṭhi), thường kiến (antagāhikādiṭṭhi) và thân kiến (sakkāyadiṭṭhi). Song trong thập nghiệp chỉ nói về định kiến (niyata micchādiṭṭhi). Si và tà kiến khác nhau như thế, cho nên kể vào si không được. Còn về tham tài (abhijjhā) và thù oán thay đổi với xan tham và sân hận được. Cớ ấy phải kể si mê riêng, khác nhau.

Vấn: Nghiệp lành có mấy điều? Đáp: Nghiệp lành có mười điều là: thân ba, miệng bốn, ý ba.
Vấn: Ba nghiệp thân như thế nào? Đáp: Ba nghiệp thân là: tác ý chừa cải sự sát sanh, tác ý cừa cải sự trộm cắp, tác ý chừa cải sự tà dâm.
Vấn: Bốn nghiệp miệng như thế nào? Đáp: Bốn nghiệp miệng là: tác ý chừa cải sự nói dối, tác ý chừa cải sự chửi mắng, tác ý chừa cải sự đâm thọc, tác ý chừa cải lời nói vô ích.
Vấn: Ba nghiệp ý như thế nào? Đáp: Ba nghiệp ý là: không có tâm tính muốn được của người về làm của mình (anabhijjhā); không có tâm thù oán muốn làm cho người hư hại (abyāpādo); hiểu thấy chơn chánh rồi cho là chơn chánh thiệt (sammādiṭṭhi).
Người nào được hành phải, đúng theo mười nghiệp lành, như đã có giải, người ấy sẽ được an vui, tiến hoá trong kiếp này và kiếp sau, không sai.
Vấn: Pháp (dharma), phần (koṭṭhasa), cảnh giới (arammaṃ), thọ (vedanā), gốc (mūla). Pháp giải như thế nào? Đáp: Pháp là: trong thập nghiệp chia ra làm hai: bảy nghiệp trước thuộc về tác ý pháp (cetanā dharma) vì có tác ý để chừa cải bằng thân và khẩu, 3 nghiệp sau toàn là tác ý (cetanā suddha) vì chỉ chừa cải bằng tác ý thôi.
Vấn: “Phần” (koṭṭhasa) như thế nào? Đáp: Phần (koṭṭhasa) như vầy: 7 nghiệp trước đều là nghiệp ròng, không kể là gốc, 3 nghiệp sau kể là nghiệp và là gốc nữa, như thế gọi là phần (koṭṭhasa).
Vấn: “Cảnh giới” như thế nào? Đáp: Cảnh giới như vầy: như sát sanh có sanh mạng là cảnh giới ví như thánh đạo có Niết-bàn là cảnh giới rồi dứt bỏ phiền não, thế nào, về phần thiện nghiệp như có sanh mạng là cảnh giới để dứt bỏ trạng thái phá giới như sát sanh, cũng như thế ấy. Cảnh giới có giải đều đủ trong nghiệp dữ phía trước rồi.
Vấn: “Thọ” như thế nào? Đáp: Thọ là như vầy: cả mười nghiệp lành chỉ có hai thọ là: thọ vui và thọ không khổ không vui (không có thọ khổ)
Vấn: “Gốc” như thế nào? Đáp: Gốc là như vầy: 7 nghiệp trước, nếu xa lánh bằng trí tuệ thì có 3 gốc là: không xan tham (alobha), không sân hận (adosa), không si mê (amoha); xa lánh bằng cách không có trí huệ thì kể có hai gốc là: không xan tham (alobha) và không sân hận (adosa). Tham tài (anabhijjhā) xa lánh bằng trí tuệ kể hai gốc là: không sân hận (adosa) và không si mê (amoha); xa lánh bằng cách không trí tuệ kể có một gốc là: không sân hận (adosa). Không thù oán cũng như tham tài (abhijjhā) vậy. Chánh kiến có hai gốc là: không xan tham (alobha) và không sân hận (adosa).
Vấn: Chánh kiến, vì sao không kể là lìa trí tuệ (ñāna vippayutta)? Đáp: Không kể là lìa trí tuệ, vì chánh kiến là trí tuệ sẵn rồi, còn kể là lìa trí tuệ (ñāṇa vippayutta) chi nữa.
Thập thiện, nếu kể vào giới, thì bảy nghiệp trước thuộc về tác ý giới (cetanāsīla) có sẵn sự chừa cải (virati), ba nghiệp sau thuộc về tâm sở giới (cetasikasila) vì chỉ xa lánh bằng tâm.
Vấn: Nghiệp lành, nếu chia làm cửa, giống nhau với nghiệp dữ hay là khác nhau? Đáp: Nghiệp lành nếu chia làm cửa, khác nhau như: nghiệp thân hành được 3 cửa, nghiệp miệng hành được ba cửa, nghiệp ý hành được ba cửa như nghiệp ý trong nghiệp dữ vậy.
Vấn: Nghiệp thân và nghiệp miệng trong nghiệp dữ, vì sao chỉ hành được có hai cửa, về phần nghiệp lành, cớ nào lại hành được ba cửa, giải như thế nào? Đáp: Về nghiệp thân và nghiệp lành giải rằng: Nghiệp chừa cải bằng thân, thân nghĩ làm gọi là nghiệp thân, thuộc về cửa thân bởi được thành tựu nhờ thân nghĩ bảo người giết; gọi là nghiệp thân thuộc về cửa miệng nhờ nghiệp thân thành tựu do cửa miệng; chỉ rải tâm bác ái đến chúng sanh đều đủ các hướng, gọi là nghiệp thân thuộc về nghiệp ý, hoặc như thọ trì luôn cả thân, khẩu và ý mới thành là giới được: thân cũng đi, khẩu cũng nói, ý cũng tưởng xa lánh điều học, như thế gọi là nghiệp thân hành được ba cửa.
Về nghiệp khẩu hành được ba cửa là: miệng nghĩ nói (như nói dối) gọi là nghiệp miệng thuộc về cửa miệng; như nghĩ bảo thân viết thơ nói dối, lúc ấy đưa tay lên; nghiệp khẩu thuộc về cửa thân rồi tâm rải thức bác ái đến người khác không tính dối gạt kẻ khác gọi là nghiệp khẩu thuộc về cửa ý, hoặc bằng giữ luôn cả thân, khẩu, ý gọi là hành được ba cửa.
Về nghiệp thân và nghiệp khẩu trong nghiệp lành, chỉ ngăn tâm được, cũng như ngăn luôn thân và khẩu được cả, không lấy chỗ họ biết, nghe.
Về nghiệp dữ, nghiệp nào thành tựu bằng thân, là khi thân đi làm hoặc dạy người làm, mới thành tựu được; nghiệp thành tựu bằng khẩu là khi miệng nói hoặc bảo người viết mới thành tựu được – Tâm chỉ có tưởng không, không, không kết quả bằng nghiệp thân, nghiệp miệng được, có sự khác nhau như đã giải.
Vấn: Nghiệp ý lành, hành trong ba cửa như thế nào? Đáp: Nghiệp ý lành, hành trong ba cửa, không khác nhau đâu, chỉ một là chừa cải, và một là không chừa cải thôi.
Vấn: Nghiệp lành có mấy phước báu? Đáp: Nghiệp lành có 5 phước báu là: tự mình không chê trách mình được (attāpi attanaṃ na upavadati) ; bậc trí tuệ hằng ngợi khen (anuviccaviññū paksaṃsanti) ; có danh thơm tiếng tốt đồn xa (kalyāṇo kittisaddo abbhuggacchati) ; lúc hấp hối không mê loạn, quên mình (asammuḷho kalaṃ karoti) ; đến khi tan rã ngũ uẩn sẽ được đầu thai lên cảnh vui, nghĩa là được về cõi trời (kāyassabhedā carammaramā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjati).

Vấn: Nghiệp chỉ có bấy nhiêu hay là còn có thêm nữa? Đáp: Nếu chia cho rộng ra nữa, có 40 nghiệp dữ và 40 nghiệp lành.
Vấn: 40 nghiệp dữ, 40 nghiệp lành chia ra như thế nào? Đáp: Trong mười nghiệp dữ, mỗi một nghiệp chia ra làm bốn. Bốn là:
-          Sát sanh có bốn: tự mình sát sanh (attāna ca pānātipāti hoti), mình rủ hoặc dạy người sát sanh (parañ ca pānātipāte samādapeti), mình vui với sự sát sanh (pānā tipāte samanuñño hoti), mình ngợi khen sự sát sanh (pāṇātipātassa ca vannaṃ bhāsiati).
-          Trộm cắp có bốn: tự mình trộm cắp (attanā adinnādāyī hoti), mình dạy người trộm cắp (parañca adinnādāne samādapeti), mình vui với người trộm cắp được (adinnādane ca samanuñño hoti), mình ngợi khen trong sự trộm cắp (adīnā dānassa ca vaṇṇaṃ bhāsati).
-         Tà dâm có bốn: tự mình tà dâm (attanā ca kāmesu micchācāri hoti), mình rủ kẻ khác tà dâm (pañca kāmesumicchācāre samādapeti), mình vui trong sự tà dâm (kamsumichācāre ca samanuñño hoti), mình ngợi khen trong sự tà dâm (kamesumicchācārassa ca vaṇṇaṃ bhāsati).
-         Nói dối có bốn: tự mình nói dối (attanā ca musāvāde hoti), mình rủ người nó dối (parañca musāvāde samādapeti), mình vui với người nói dối (musāvāde ca samanuñño hoti), mình ngợi khen lời nói dối (musāvādassa ca vaṇṇaṃ bhāsati).
-         Nói lời đâm thọc có bốn: tự mình nói đâm thọc (attanā ca pisuṇāvācā hoti), mình rủ hoặc dạy người nói đâm thọc (parañca pisuṇavācāya samādapeti), mình vui với người nói đâm thọc (pisunāvācāya samanuñño hoti), mình ngợi khen lời đâm thọc (pisunāvācāya ca vaṇṇaṃ bhāsati), chửi mắng có bốn: tự mình chửi mắng (attanā ca pharusavācā hoti), mình rủ hoặc bảo người chửi mắng (parañca pharusavācāyasamada peti), mình vui với người chửi mắng (pharusavācāya ca samanuññū hoti), mình ngợi khen lời chửi mắng (pharusavācāya ca vaṇṇaṃ bhāsati).
-         Nói sang đàng vô ích có bốn: tự mình nói chuyện sang đàng vô ích (attanā ca samphappalāno hoti), mình rủ người hoặc bảo người nói chuyện sang đàng vô ích (parañca samphappalāpe samāda peti), mình vui với người nói việc hoặc giảng tích vô ích (samphappalāpe ca samañño hoti), mình ngợi khen lời sang đàng vô ích (samphappalāpassa ca vaṇṇaṃ bhāsati).
-         Tham tài (Abhijjhā)[15] có bốn: tự mình liếc xem toan tính muốn được của người về làm của mình (attanā ca abhijjhā hoti), mình rủ người hoặc bảo người liếc xem toan tính muốn được của kẻ khác (parañca abhijjhā samādapeti), mình vui với người liếc xem toan tính muốn được của kẻ khác (abhijjhāya ca samanuñño hoti), mình ngợi khen tư cách liếc xem toan tính muốn được của kẻ khác (abhijjhaya ca vaṇṇaṃ bhāsati).
-         Thù oán có bốn: tự mình thù oán người (attanā ca byāpādo hoti), mình rủ hoặc bảo người thù oán kẻ khác (parañca byāpāde samādapeti), mình vui với người thù oán kẻ khác (byāpāde ca samanuñño hoti), mình ngợi khen lời thù oán (byāpādassa ca vaṇṇaṃ bhāsati).
-          Tà kiến có bốn: tự mình hiểu thấy sai (attanā ca micchādiṭṭhi hoti), mình rủ hoặc bảo người hiểu sái (pārañca diṭṭhiyā samādapeti), mình vui với sự hiểu sai (micchādiṭṭhiyā ca samanuñño hoti), mình ngợi khen sự hiểu sai (micchadiṭṭhiyā ca vaṇṇaṃ bhāsati).
Nghiệp lành chia ra có 40 là:
-          Không sát sanh có bốn: tự mình chừa cải sát sanh (āttanā ca pānā tipātā pativirato hoti), mình rủ người cho chừa cải sát sanh (parañca pānātipātā veramaṇiyā samādapeti), mình vui trong sự chừa cải sát sanh (pānātipātā veramaniyā ca samanuñño hoti), mình ngợi khen tư cách chừa cải sát sanh (pānātipātā veramaniyā ca vannaṃ bhāsati).
-          Không trộm cắp có bốn: tự mình chừa cải trộm cắp (attanā ca adinnādānā pativārato hoti), mình rủ người cho chừa cải trộm cắp (parañca adinnādānā veramaniyā samadapeti), mình vui với người chừa cải trộm cắp (adinnādānā veramaniyā ca samanuñño hoti), mình ngợi khen tư cách chừa cải trộm cắp (adinnādānā veramaniyā ca vannaṃ bhāsati).
-          Không tà dâm có bốn: tự mình chừa cải không tà dâm (attanā ca kamesumicchaacārā pativirato hoti), mình rủ người cho chừa cải tà dâm (parañca kamesumicchācārā veramaniyā samadāpeti), mình vui trong tư cách chừa cải tà dâm (kamesumicchācārā veramaniyā ca samanuñño hoti), mình ngợi khen trong tư cách chừa cải tà dâm (kamesumicchācārā veramaniyā ca vaṇṇaṃ bhāsati).
-          Không nói dối có bốn: tự mình chừa cải tư cách nói dối (attanā ca musāvādā pativirato hoti), mình rủ người cho chừa cải tư cách nói dối (parañca musāvādā veramaniyā samādapeti), mình vui với người chừa cải tư cách nói dối (musāvādā veramaniyā ca samanuñño hoti), mình ngợi khen tư cách chừa cải nói dối (musāvādā veramaniyā ca vaṇṇaṃ bhāsati).
-          Không nói đâm thọc có bốn: tự mình chừa cải nói đâm thọc (attanā ca pisunāvācāya pativinato hoti), mình rủ người cho chừa cải tư cách nói đâm thọc (parañca pisunāvācāya veramaniyā ca samādapeti), mình vui với người chừa cải nói đâm thọc (pisunāvācāya veramaniyā ca samanuñño hoti), mình ngợi khen trong tư cách chừa cải nói đâm thọc (pisunāvācāya veramaniyā ca vaṇṇaṃ bhāsati).
-          Không chửi mắng có bốn: tự mình chừa cải chửi mắng (attanā ca pharusavācāya pativirato hoti), mình rủ người cho chừa cải chửi mắng (parañca pharusavācāya veramaniya ca samādapeti), mình vui trong tư cách chừa cải chửi mắng (pharusavācāya veramaniyā ca samanuñño hoti), mình ngợi khen trong tư cách chừa cải chửi mắng (pharusavācāya veramaniyā ca vaṇṇaṃ bhāsati).
-          Không nói chuyện sang đàng vô ích: tự mình chừa cải tư cách nói chuyện sang đàng vô ích (attanā ca samphappalāpā pativirato hoti), mình khuyên người chừa cải tư cách nói chuyện sang đàng vô ích (parañca samphappalāpā veramaniyā samādapeti), mình vui trong tư cách chừa cải nói chuyện sang đàng vô ích (samphappālā veramaniyā ca samanuñño hoti), mình ngợi khen trong tư cách chừa cải nói chuyện sang đàng vô ích (samphappālā veramaniyā ca vaṇṇaṃ bhāsati).
-          Không tham tài có bốn: tự mình không liếc xem toan tính muốn được của kẻ khác (attanā ca anabhijjhāya pativirato hoti), mình rủ người không cho liếc xem toan tính muốn được của kẻ khác (parañca anabhijjhāya samādapeti), mình vui trong tư cách không liếc xem toan tính muốn được của kẻ khác (anabhijjhāya ca samanuñño hoti), mình nói ngợi khen trong tư cách không liếc xem toan tính muốn được của kẻ khác (anabhijjhāya ca vaṇṇaṃ bhāsati).
-          Không thù oán có bốn: tự mình không thù oán kẻ khác (attanā ca abyāpādo hoti), mình khuyên người không cho thù oán (parañca byāpāde ca samadapeti), mình vui trong tư cách không thù oán (byāpāde ca samanuñño hoti), mình ngợi khen trong tư cách không thù oán kẻ khác (abyāpādassa ca vaṇṇaṃ bhāsati).
-          Chánh kiến có bốn: tự mình hiểu phải (attanā ca sammādiṭṭhiko hoti), mình khuyên người cho hiểu phải (parañca sammādiṭṭhiyā ca samādapeti), mình vui trong tư cách hiểu phải (sammadiṭṭhiyā ca samanuñño hoti), mình ngợi khen trong tư cách hiểu phải (sammadiṭṭhiyā ca vaṇṇaṃ bhāsati).

Vấn: Sự tu hành của cư sĩ còn không? Đáp: Sự tu hành của cư sĩ còn nữa.
Vấn: Còn phải tu chi thêm nữa? Đáp: Phải xa lánh 6 đường hư hại và phải làm tròn phận sự là: con đối với cha mẹ - cha mẹ đối với con; chồng đối với vợ - vợ đối với chồng; tớ đối với chủ - chủ đối với tớ; bạn đối với bạn; trò đối với thầy - thầy đối với trò; thiện tín đối với Sa-môn - Sa-môn đối với thiện tín. Và phải làm hai điều hữu ích cho phát sanh.
Vấn: Sáu điều hư hại (apāyamukha) ấy là điều dạy cư sĩ phải lánh như thế nào? Đáp: Sáu điều hư hại ấy là: tư cách thường uống rượu, là nguyên nhân phát sanh sự dể duôi (suramerayamajjapamādaṭṭhānannyoga); tư cách thường đi chơi theo chỗ gốc hẻm trong lúc sái giờ (vikālavisikhācariyānuyogo); tư cách đi xem lễ lớn[16] (samajjābhicaronaṃ); tư cách đổ bác (jutappamādatthanānuyono); tư cách thân cận cùng bạn dữ (pāpamittānuyogo); tư cách thường ưa sự lười biếng (alassānuyogo). Cả sáu điều hư hại ấy, cận sự nam, cận sự nữ và cận sự nữ chẳng nên làm.
Vấn: Phận sự con phải đối với cha mẹ như thế nào? Đáp: Con phải đối với mẹ cha phải có 5 điều là: 1) con phải quyết tâm rằng: ta được mẹ cha nuôi nấng rồi ta phải phụng dưỡng mẹ cha lại (bhato nesaṃ bharissāmi); 2) con phải quyết tâm rằng: khi mẹ cha có việc ta phải hoãn việc của ta lại để làm việc của mẹ cha ta (kiccaṃ nesaṃ karissāmi); 3) con phải quyết tâm rằng: ta phải gìn giữ dòng dõi mẹ cha cho đúng đắn, không cho hư hại nghĩa là không làm cho tiêu tan tài sản của mẹ cha, vì sự vô ích, cùng tiếp độ mẹ cha cho khỏi điều tà kiến và cho được ở theo chánh pháp, không làm cho chướng ngại trong các nghiệp lành nhứt là việc trai tăng, bố thí mà mẹ cha đã hành theo chánh pháp rồi (kulavamsaṃ thapesāmi); 4) con phải quyết tâm rằng: ta phải có tánh nết cho tốt vừa lòng mẹ cha, đáng cho mẹ cha chia sớt tài sản cho (dayajjaṃ patipajjāmi); 5) con phải quyết tâm rằng: khi mẹ cha quá vãng rồi, ta phải thường bố thí đến bực đáng thọ lãnh của tín thí tin lý nhơn quả đem dâng cúng để hồi hướng phần quả hước đến mẹ cha kể từ ngày mẹ cha quá vãng được 3 ngày trở về sau (dakkhinaṃ anupadāssānu)
Vấn: Mẹ cha phải đối với con như thế nào? Đáp: Mẹ cha phải đối với con như thế, chẳng phải vì tôn kính con đâu, đây là việc của mẹ cha phải tiếp độ đến con thôi.
Vấn: Mẹ cha tiếp độ con có mấy điều? Đáp: Mẹ cha tiếp độ đến con có 5 điều: 1) ngăn cấm không cho con làm việc dữ như là: không cho sát sanh, không cho trộm cắp (pāpānivārenti); 2) cho con làm nghiệp lành nhứt là bố thí, trì giới (kalyāne nivārenti); 3) cho con học hành nghề nghiệp chữ nghĩa nên học (học chữ, học toán) (sippaṃ sikkhāpenti); 4) lo dựng vợ gã chồng cho con vừa theo dòng dõi và của cải (paṭirupena dārena samyojenti); 5) cho của cải đến con trong hai dịp: thường cho con xây dựng hoặc cho con làm phước, cho trong khi định đôi bạn cho con hay là cho trong khi mình sắp chết (samaye dāyajjaṃ niyyādenti).
Vấn: Chồng đối với vợ có mấy điều? Đáp: chồng đối với vợ có 5 điều: 1) đối đãi, nói lời êm ái dịu ngọt với vợ (sāmmānanāya); 2) không làm khổ khắc, khinh rẻ vợ như kẻ tôi tớ (avimānanāya); 3) không bỏ lòng vợ (ānaticariyāya)[17]; 4) giao trọn quyền cho vợ làm chủ trong sự sắp đặt vật thực (issariyavosaggena); 5) sắm đồ trang sức cho vợ vừa theo của cải mình (alaṅkārānuppadānena).
Vấn: Vợ đối với chồng phải có mấy điều? Đáp: Vợ đối với chồng phải có 5 điều là: 1) phân phát các việc nhứt là hết lòng lo việc cơm nước cho đúng theo thì giờ đã định (susamrihitakammanta); 2) tiếp độ bà con của chồng và của mình cho đồng nhau (susaṃgahitaparijanā); 3) biết gìn giữ của cải mà chồng đã làm được (sambhatañca anurakkhati); 4) không bỏ bụng chồng (phải trinh tiết) (aniticārinī); 5) làm người đàn bà thông hiểu các việc nhứt là lo cơm cháo, không lười biếng và làm cho các việc được kết quả tốt đẹp (dakkhā ca hoti analasāsabbakiccesu).
Vấn: Cận sự nam, cận sự nữ phải đối với ông thầy Samôn có mấy điều? Đáp: Cận sự nam, cận sự nữ phải đối với ông thầy Samôn có 5 điều: 1) làm việc lành thương là làm việc như đi thỉnh ngài nơi chùa, lấy vải lược, lược nước đem dâng và đấm bóp[18] cho ngài vì lòng tôn kính (mittena kayakammena); 2) nói lời lành thương là nói như: thức tỉnh kẻ khác cho bố thí đến các ngài, lên tiếng tặng khen ngài khi dứt thời thuyết pháp và hết lòng thành thật trọng đãi các ngài (mettena vaciikammena); 3) ý tưởng lành thương là như tâm tính rằng: đối với các ngài thượng toạ hằng đến nhà chúng ta “cầu cho các ngài được an vui” và hết lòng thành thật tôn trọng các ngài (mettena manokammena); 4) trạng thái người không đóng cửa nhà là người siêng năng bố thí đến hàng Samôn khi thấy các ngài đến rồi, làm phước không than tiếc, đối với vật đã có, không nên nói là không có (anāvatadvāratāya); 5) có tư cách dâng cúng vật thực đến hàng Samôn (amisānuppadānena)
Vấn: Cận sự nam, cận sự nữ phải làm đối với hàng Samôn như thế, còn Samôn có phận sự tiếp độ cận sự nam, cận sự nữ chăng? Đáp: Samôn cũng phải có phận sự tiếp độ đến cận sự nam, cận sự nữ do 6 pháp là: 1) ngăn cấm cận sự nam, cận sự nữ không cho làm những nghiệp xấu xa, như không cho sát sanh, trộm cắp (pānānivārenti); 2) cho cận sự nam, cận sự nữ làm những nghiệp lành, nhứt là bố thí, trì giới (kalyāṇenivesenti); 3) tiếp độ cận sự nam, cận sự nữ và rải tâm từ ái cho cận sự nam, cận sự nữ được an vui không có điều khổ não, buồn lo, bịnh tật (kalyāṇena manasā anukampanti); 4) cho cận sự nam, cận sự nữ nghe pháp chưa thường nghe (asutaṃ sāventi); 5) làm cho pháp mà cận sự nam, cận sự nữ đã nghe rồi cho được trong sạch, là giảng giải nghĩa lý pháp ấy cho thêm rõ rệt, cho đến khi cận sự nam, cận sự nữ hết điều nghi ngại; 6) chỉ đường trời cho cận sự nam, cận sự nữ là chỉ cho biết rằng: người mà được thoát sanh về cõi trời vì thế lực của pháp lành, nhứt là ngũ giới và thập thiện.
Vấn: Tiếng nói “Balī”[19] ấy nghĩa như thế nào, có mấy cách, là cái chi? Đáp: Tiếng nói “Balī” dịch là cung dưỡng có 5 cách là: 1) cung dưỡng đến bà con là tiếp độ bà con bằng các vật nên tiếp độ; 2) cung dưỡng đến khách mới đến bằng các vật nên thọ; 3) làm phước hồi hướng quả báo đến bà con đã quá vãng; 4) cung dưỡng đến vua là nộp thuế cho vua vì lòng ngay thiệt; 5) cung dưỡng đến Chư thiên là làm phước hồi hướng quả báo đến Chư thiên, tưởng đến Chư thiên được thoát sanh làm vị trời do 5 đức tánh nhứt là đức tin. Cả 5 cách cung dưỡng ấy, cư sĩ nên hành cho được an vui trong đời này và đời sau.
Vấn: Cư sĩ phải làm cho có hai điều hữu ích ấy, vậy phải làm như thế nào? Đáp: Hai điều hữu ích ấy là: hữu ích trong đời hiện tại (ditthadhammikattha), hữu ích trong đời vị lai (samparāyikattha).
Vấn: Hữu ích trong đời hiện tại có mấy điều? Đáp: Hữu ích trong đời hiện tại có bốn điều là: 1) có đủ tánh siêng năng sắp đặt các việc mà mình phải làm, như nghề làm ruộng, lập vườn (uṭṭhāna sampadā); 2) có đủ sự gìn giữ của cải mà mình đã làm được, không cho tiêu hoại vì lẽ gì như bị lửa thiêu, trộm cắp và đổ bác (ārakkhasampadā); 3) gần gũi cùng bạn lành là bạn có đức tin, trì giới, bố thí, trí tuệ chơn chánh (kalyānamittatā); 4) nuôi mạng cho bình đẳng là làm có của cải nên xoay xài theo sức, không cho thái quá, phải cân phân cho đồng (samajivitā).
Vấn: Hữu ích trong đời sau có mấy điều? Đáp: Hữu ích trong đời sau có 4 điều là: 1) có đủ đức tin tam bảo, tin nhơn tin quả (saddhāsampadā); 2) có trì giới nhứt là ngũ giới (silasampadā); 3) có đủ sự bố thí 4 vật dụng (y, vật thực…) đến hàng samôn và  bàlamôn (cāgasampadā); 4) có đủ trí tuệ là sự hiểu biết chơn chánh (paññasampadā).
Cả bốn điều hữu ích ấy, người nào đã làm rồi gọi là được bước lên đường đi qua đời sau, đến khi bỏ ngũ uẩn này, sẽ đi được dễ dàng, ví như người đi theo đường đắp sạch sẽ, không bị điều khó khăn trở ngại.
Người nào không có 2 điều hữu ích ấy, gọi là người không có mắt (andhapuggala) - người nào chỉ có một điều hữu ích hiện tại, gọi là người chỉ có một mắt (ekacakkhu) - người có cả hai điều hữu ích (hữu ích hiện tại và hữu ích vị lai) gọi là người có 2 mắt (dvicakkhupuggala) xem thấy rõ cả hai bên (tả, hữu). Người đã được có hai điều hữu ích ấy gọi là bậc thông minh, đúng theo Phật ngôn rằng: Diṭṭhedhamme ca yocattho yocatthosamparāyiko atthābhisamayā dhīro paṇḍitoti pavuccati. Nghĩa là: người biết (cả 2 điều) lợi ích, là: lợi ích trong đời này và lợi ích trong đời sau, gọi là người có trí tuệ vững chắc.

‒ Dứt pháp cư sĩ, vấn đáp tóm tắt ‒
---




PHÁP TRÍCH LỤC
Người khó kiếm có 2 hạng: người biết ơn, người biết đền ơn.
Chỗ để rước người phá giới có hai: địa ngục, súc sanh.
Chỗ để rước người có giới có 2: cõi trời, cõi người.
Phật có 3 bậc: Phật giác ngộ đều đủ nguyên nhân (Toàn giác), Phật giác ngộ một mình (Độc giác hoặc Duyên giác), Phật giác ngộ theo Phật toàn giác (Thinh văn giác).
Pháp có 3 phần: pháp học (tam tạng), pháp hành (giới, định, tuệ), pháp thành (đạo, quả).
Phật giáo có 3: Phật dạy không cho làm các điều dữ (sabbapāpassākaranaṃ), Phật dạy làm đủ việc lành (kusalassūpasampadā), Phật dạy trau dồi tâm cho trong sạch (sacittapariyodapanaṃ).
Con có 3 hạng: con thấp hèn hơn cha mẹ, con bằng cha mẹ, con hơn cha mẹ.
Phận sự của thiện trí thức có 3: bỏ của ra cho đến người nên cho (dāna), xuất gia để xa lánh điều dữ, phụng sự cha mẹ (mātāpitupaṭṭhāna).
Cội phước có 3: tâm không ôm ấp của cải (alobha), không nóng giận (adosa), không lầm lạc (amoha).
Gốc tội có 3: tâm ôm ấp của cải, nóng giận, lầm lạc.
Ba điều bố thí có phước báu: của làm ra đúng theo phép, có đủ 3 tác ý (tác ý vui thích trong khi tính làm phước, tác ý vui thích trong khi làm phước, tác ý vui thích sau khi đã làm phước), cúng dường đến bậc nên cúng dường là bậc tu hành chơn chánh.
Suy nghĩ quấy có 3: suy nghĩ trong ngũ trần, suy nghĩ trong sự thù oán, suy nghĩ trong sự làm hại.
Suy nghĩ phải có 3: suy nghĩ trong sự xa lánh ngũ trần, suy nghĩ trong sự không thù oán, suy nghĩ trong sự không làm hại.
Tướng của người có đức tin có 3: mong gặp bậc có giới hạnh trong sạch, mong nghe Phật pháp, dứt bỏ được sự bón rít.
Trí tuệ có 3: trí tuệ phát sanh do sự suy xét, trí tuệ phát sanh do sự nghe học, trí tuệ phát sanh do sự tham thiền.
Lành có 3: lành trong chặng đầu tức là giới, lành trong chặng giữa tức là định, lành trong chặng cuối cùng tức là tuệ.
Hạnh của bồ tát có 3 (cariyā): hạnh độ đời, hạnh độ thân quyến, hạnh để giác ngộ.
Mắt có 3: mắt thịt, mắt thông, mắt trí tuệ.
A-la-hán có bốn bậc: A-la-hán dứt phiền não do phép minh sát, A-la-hán đắc 3 cái giác, A-la-hán đắc lục thông, A-la-hán đắc 4 cái giác phân tích.
Bốn hạng người: người tối, có tối phía trước; người tối, có sáng phía trước; người sáng, có tối phía trước; người sáng, có sáng phía trước.
Bốn hạng người không lành: cư sĩ thọ dụng ngũ trần, lười biếng gọi là không lành; bậc xuất gia không thu thúc gọi là không lành; đức vua không suy xét trước, chỉ biết làm gọi là không lành; người có trí tuệ nhiều nóng giận, gọi là không lành.
Bốn hạng người không nên làm bạn: bạn chỉ tính việc lợi ích cho mình; bạn chỉ tốt vì lời nói; bạn chỉ làm vừa theo ý mình; bạn dắt dẫn trong sự hư hại.
Bốn điều mong mỏi của người trong thế gian: mong được của cải; mong được danh vọng phát sanh đến mình và đến bà con mình; mong được sống lâu; khi thác mong được về cõi trời.
Bốn điều ấy được kết quả do 4 pháp: đức tin, trì giới, bố thí, trí tuệ.
Bốn điều tây vị: tây vị vì thương, tây vị vì ghét, tây vị vì dốt nát, tây vị vì sợ.
Bốn pháp tiếp độ: cho vật dụng đến người nên cho, nói lời dịu ngọt, làm việc hữu ích đến kẻ khác, có tâm bình đẳng (không phân giai cấp).
Thân cận bậc thiện trí thức có 4 phước báu: hằng làm cho giới được thanh cao, hằng làm cho định được thanh cao, hằng làm cho tuệ được thanh cao, hằng làm cho sự giải thoát được thanh cao.
Bốn pháp làm cho trí tuệ được tiến hoá: gần gũi với bậc thiện trí thức, nghe pháp của ngài, dùng trí tuệ ghi nhớ pháp ấy, hành theo pháp ấy.
Bốn điều hữu ích trong đời vị lai: có đức tin, có trì giới, có bố thí, có trí tuệ.
Bốn điều tín ngưỡng: tin nghiệp, tin quả của nghiệp, tin rằng chúng sanh có nghiệp của mình, tin trí tuệ giác ngộ của đức Như Lai.
Bốn nguyên nhân giáng thế (cayuta) của Chư thiên: giáng thế vì hết tuổi, giáng thế vì hết phước, giáng thế vì hết vật thực, giáng thế vì nóng giận.
Bốn cận phiền não (upakkilesa) của mặt trời mặt trăng: mây; mù sương; khói và bụi; nhựt thực, nguyệt thực.
Bốn cận phiền não của vị Samôn: uống rượu, hành dâm, vui thích vàng bạc châu báu, tà kiến.
Bốn pháp chơn chánh của bậc thánh nhơn: thấy sự khổ là pháp chơn chánh của bậc thánh nhơn, biết lòng ham muốn là nguyên nhân sự khổ là pháp chơn chánh của bậc thánh nhơn, dứt lòng ham muốn là pháp của bậc thánh nhơn, thánh đạo là pháp của bậc thánh nhơn.
Bốn trí tuệ: trí tuệ biết rõ trong sự khổ, trí tuệ biết rõ trong nguyên nhân sự khổ, trí tuệ biết rõ trong nơi dứt khổ, trí tuệ biết rõ trong đường đi đến nơi dứt khổ.
Bốn điều đắc thắng: thắng người giận bằng không giận, thắng người dữ bằng sự lành, thắng người rít róng bằng sự cho, thắng người người nói dối bằng sự nói thiệt.
Bốn pháp của cư sĩ: nói lời ngay thiệt, biết trau dồi tâm tánh, biết nhẫn nhục, đem của mình cho đến người nên cho.
Người có đủ 4 pháp gọi là bậc trí tuệ: nghe; suy xét; hỏi; viết, chép.
Bốn chi của bậc trí tuệ: biết ơn người đã làm đến mình; làm cho mình xa lánh khỏi tội; làm cho người khỏi tội; tiếp độ người nên tiếp độ.
Bốn điều khó: khó được sanh làm người; khó được nuôi mạng dễ dàng; khó được nghe pháp; khó được giác ngộ làm phật.
Năm Phật sự: Ngài đi khất thực trong buổi sáng; Ngài thuyết pháp trong buổi chiều; Ngài chỉ dạy các tỳ khưu trong buổi tối; Ngài đáp câu hỏi của Chư thiên vào canh khuya; Ngài suy xét, xem duyên lành của chúng sanh nên giác ngộ hoặc không nên giác ngộ trong lúc tam canh.
Năm thời bố thí: cho đến người mới đến; cho đến người sắp đi; cho đến người bịnh; cho trong khi đói khó; cho trái cây hoặc vật chỉ mới có đầu tiên.
Năm điều bố thí của bậc thiện trí thức: cho do đức tin; cho do tôn trọng; cho do theo thời; cho do quyết tâm tế độ; cho do không hại mình và không hại người.
Năm điều bố thí của bậc thiện trí thức: cho do trọng vật cho; cho do trọng vật cho và trọng người lãnh; cho do tay mình; không cho như người liệng bỏ; cho do đức tin rằng sẽ được thọ quả phước của sự bố thí.
Năm điều bố thí của kẻ vô trí thức: cho do không trọng vật cho; cho do không trọng vật cho và người lãnh; không cho do tay mình; cho như người liệng bỏ; cho do tin rằng không được thọ quả phước.
Năm phước báu của sự bố thí và trì giới: được nhiều người thương yêu trọng đãi; hàng thiện trí thức hằng vui lòng trọng đãi; danh thơm đồn xa đến các hướng; được tươi tĩnh trong chỗ đô hội; đến khi tan rã ngũ uẩn, được thoát sanh trong cảnh vui.
Năm chi của bậc pháp sư: thuyết pháp theo thứ tự, không cho đứt đoạn; vịn nhân quả dắt dẫn cho thính giả vừa lòng; phát lòng thương xót, muốn cho có điều hữu ích đến người nghe; không thuyết pháp vì mong được lợi (lễ vật, lời khen); không thuyết pháp vì hại mình và hại người.
Năm phước báu của sự nghe pháp: hằng được nghe pháp mà mình chưa từng nghe; hằng làm cho mình được nhớ rõ rệt đến pháp đã quen nghe; hằng được phá sự hoài nghi; hằng làm cho sự hiểu biết được chơn chánh; tâm của người nghe pháp hằng được trong sạch.
Năm phước báu của sự nhịn nhục: được nhiều người vừa lòng; ít bị người thù oán; ít phạm điều tội lỗi; không mê loạn trong khi chết; khi thác hằng được thoát sanh trong cõi vui.
Năm điều làm cho người phải sa địa ngục[20]: không có đức tin (Tam bảo); không hổ thẹn (tội lỗi); không ghê sợ (tội lỗi); lười biếng; không có trí tuệ.
Năm điều không thu thúc làm cho phát sanh phiền não: không có đức tin; không có nhẫn nhục; lười biếng; không có trí nhớ; dốt nát.
Năm tội nặng (phải chịu quả khổ nhãn tiền): giết mẹ; giết cha; giết A-la-hán; chích máu đức Phật; chia rẽ tăng già
Năm pháp chướng ngại: vui thích trong ngũ trần; thù oán, muốn làm hại người; buồn ngủ, dã dượi; tâm phóng túng, buôn lung không định; hoài nghi, ngờ vực.
Năm điều sanh pháp chướng ngại: thấy sắc rồi cho là đẹp; tâm bực bội, bức tức; không vui, thích lười biếng và mê ăn; tâm không yên lặng; không dùng trí tuệ ghi nhớ trong tâm.
Năm nguyên nhân làm cho phát sanh yểu thọ[21]: không làm cho vui lòng (theo lẽ chánh); không biết tiết độ trong sự vui; dùng vật thực, chất lửa làm cho tiêu hoá không kịp; đi chơi sái giờ; mê dâm.
Thiền định có 5 chi: tầm (tìm bắt đề mục thiền định); sát (suy xét đề mục thiền định); phỉ (thân tâm no vì vui thích trong mùi đạo); an lạc (thân tâm an vui); định (tâm an trụ vững vàng trong đề mục thiền định).
Năm chi thiền tương phản với 5 pháp chướng ngại: định tương phản với tham dục; phỉ tương phản với thù oán; tầm tương phản với hôn trầm; an lạc tương phản với phóng dật; sát tương phản với hoài nghi.
Năm thứ phỉ (pīti): lông và da mình đều nổi óc; như thấy ánh sáng trời chớp trước mắt; thân như bị sóng đánh; thân tâm nhẹ nhàng như bay bổng; cả thân tâm đều mát mẻ.
Năm pháp thuần thục (vasī): thuần thục trong sự nhớ chi thiền; thuần thục trong khi nhập thiền; thuần thục trong tâm nguyện để gìn giữ thiền cho bền chặt; thuần thục trong sự xuất thiền; thuần thục trong sự suy xét chi thiền trong khi xuất thiền.
Năm điều an vui: an vui vì chỗ ở; an vui vì mùa tiết; an vui vì vật thực; an vui vì bậc thiện trí thức; an vui vì nghe pháp.
Năm pháp làm cho sự giải thoát thêm tiến hoá (vimutti): có bạn lành; có giới trong sạch; nói mười lời trong sạch; có tinh tấn; có nhiều trí tuệ.
Năm điều tưởng làm cho sự giải thoát thêm tiến hoá: tưởng về sự vô thường (của vạn vật); tưởng về sự khổ trong pháp vô thường; tưởng về vô ngã (không có vật chi là của ta, trọng pháp có sự khổ); tưởng trong sự dứt bỏ (thế sự); tưởng trong sự chán nản (thế sự).
Năm pháp kinh động cần phải quán tưởng thường thường (abhinhapaccavekkhaṇa): quán tưởng sự già yếu; quán tưởng sự đau ốm; quán tưởng sự chết; quán tưởng sự chia lìa; quán tưởng cái nghiệp của mình đã làm.
Năm pháp đại thí (mahāpariccāga): thí thân thể, tứ chi; thí của; thí con; thí vợ; thí mạng sống.
Năm điều cầu xin của Devadatta (Đề-Bà-Đạt-Đa là đệ tử nghịch đức Phật): xin cho tỳ khưu ở trong rừng đến trọn đời; xin cho tỳ khưu đi khất thực đến trọn đời; xin cho tỳ khưu mặc y dơ lượm được đến trọn đời; xin cho tỳ khưu ở tu dưới cội cây đến trọn đời; xin không cho tỳ khưu ăn cá, ăn thịt đến trọn đời. (năm điều cầu xin ấy đức Phật không nhận cho).
Sáu đức tánh của bậc hướng đạo: có sự nhịn nhục; có sự thức tĩnh thường thường; có sự tinh tấn; có sự bố thí; có tâm từ bi; có sự kinh nghiệm, suy xét.
Bảy pháp làm cho sanh ra đức Thiên đế (Ngọc Hoàng): phụng sự cha mẹ; tôn kính bậc trưởng thượng trong họ; nói lời dịu ngọt; dứt bỏ lời đâm thọc; dứt trừ lòng rít róng; nói lời ngay thiệt; đè nén nóng giận không cho phát sanh.
Bảy chi của người bạn nên gần gũi: cho vật mà khó cho; làm việc mà người khó làm; nhịn nhục với việc hoặc với nhân mà người khó nhịn; nói sự kín với bạn; giấu sự kín của bạn; không bỏ nhau trong lúc có tai nạn hoặc trong khi suy sụp; khi bạn nghèo nàn cũng không khinh rẻ.
Bảy pháp của bậc thiện trí thức, là người: biết nhân (biết nhân nào sanh ra quả nấy); biết quả (biết quả sanh ra có do nhân); biết mình (biết trình độ mình); biết tiết độ (biết tiết độ trong sự ăn uống); biết thì giờ (biết giờ nào nên làm việc gì); biết người (biết người trong khi hội hợp); biết người cao, thấp (biết lựa người để thân cận).
Bảy món báu: tin điều nên tin; trì giới; hổ thẹn tội lỗi, hổ thẹn nghiệp dữ; ghê sợ tội lỗi, ghê sợ nghiệp dữ; người được học nhiều, nghe nhiều; cho của đến người nên cho; có trí tuệ.
Bảy chi sáng suốt: trí nhớ; suy xét pháp; tinh tấn; phỉ lạc; yên lặng; thiền định; xả.
Tám hạng người điên: điên vì ngủ trần; điên vì giận; điên vì hiểu quấy; điên vì lầm lạc; điên vì bị quỷ nhập; điên vì mật cử động; điên vì rượu; điên vì bị hư hại.
Tám điều hư hại (apāyamukha): người chơi gái; người uống rượu; người ăn chơi; người đổ bác; người có bạn dữ; người lười biếng; người đi chơi đêm; người đi xem hát múa, nghe ca nhạc.
Tám điều đoán xét cho biết không phải là pháp luật của Phật[22]: pháp, người hành theo cho phát sanh tình dục; pháp, người hành theo cho phát sanh sự khổ; pháp, người hành theo cho phát sanh phiền não; pháp, người hành theo cho phát sanh ham muốn nhiều; pháp, người hành theo cho phát sanh sự không có trí tuệ; pháp, người hành theo cho phát sanh sự chung chạ; pháp, người hành theo phát sanh sự lười biếng; pháp, người phát sanh theo cho phát sanh sự khó nuôi mạng.
Phụ nữ khinh rẻ chồng có 8 nguyên nhân: vì chồng là người nghèo hèn; vì chồng là người hay đau ốm; vì chồng là người già yếu; vì chồng là người uống rượu; vì chồng là người dốt nát; vì chồng là người dể duôi; vì chồng là người không làm các công việc; vì chồng là người không làm ra của cải.
Dâm phụ vì 9 nguyên nhân: phụ nữ hay đi chơi nơi vườn, ruộng; phụ nữ hay đi chơi nơi vườn bông; phụ nữ hay đi chơi nơi bến nước; phụ nữ hay đi chơi nơi nhà bà con; phụ nữ hay đi chơi nơi nhà người khác; phụ nữ hay đi tìm vật trang điểm; phụ nữ hay đi uống rượu; phụ nữ hay ngó theo lỗ kẹt, vách, cửa sổ; phụ nữ hay đi đứng chơi gần xóm.
Mười điều phát sanh phước báu: phước sanh do bố thí, phước sanh do trì giới, phước sanh do thiền định, phước sanh do sự tôn trọng người nên tôn trọng, phước phát sanh do giúp đỡ trong sự làm phước, phước phát sanh do sự hồi hướng, phước phát sanh do hoan hỷ với phần phước, phước phát sanh do nghe pháp, phước phát sanh do thuyết pháp, phước phát sanh do sự làm cho kiến thức được chơn chánh.
Người giận hờn kiếm chuyện làm hại kẻ không giận, hằng chịu 10 sự khổ trong kiếp hiện tại: phải bị khổ nặng nề, hao tổn của cải, phải bị hư hại thân thể, phải mang bịnh nặng, phải bị điên cuồng, phải bị nhà nước trừng phạt, phải mang lời nói nặng nề, phải bị chia lìa bà con, phải bị sa sụp, hèn hạ, nhược bằng không thì thì bị lửa cháy nhà.
Mười điều trói buộc: mẹ, cha, vợ, con, bà con, bạn, của, lợi, lộc, danh vọng, ngũ trần.
Đức tin là phần đầu tiên của 12 đức tánh: người có đức tin hằng đi tìm bậc trí tuệ; khi đã tìm được rồi hằng vào ngồi gần; khi đã được ngồi gần rồi, hằng lóng tai; khi đã lóng tai rồi hằng nghe pháp; khi đã nghe rồi, hằng ghi nhớ pháp; khi đã ghi nhớ nghĩa lý rồi hằng phân biện nghĩa lý; khi đã phân biện nghĩa lý rồi nên thẩm xét; khi đã thẩm xét rồi, sự vừa lòng sẽ phát sanh; khi sự vừa lòng đã phát sanh thì phát tâm tinh tấn; khi đã phát tâm tinh tấn, hằng so sánh coi; đến khi so sánh coi rồi, hằng phấn khởi tâm; khi đã phấn khởi tâm rồi, thì thật hành theo.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét