Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2018
GÓP NHẶT - SUY NGẪM 4
Hạnh phúc là ở chỗ biết được mọi sự thể như nó đang là (đúng bản chất) mà không cảm thấy sự cần thiết phải phán xét nó. Bạn không bị vướng mắc, cố gắng làm hoặc dứt bỏ một điều gì.
Thiền sư Ajahn Sumedho
……………….
Không có một chúng sanh hay một thực thể thuần nhất và trường tồn trong Phật Giáo mà chỉ có một luồng tâm xem như một dòng nước luôn luôn trôi chảy.
Như vậy ta phải nói rằng sự tu tập là thanh lọc luồng tâm,để nó trở nên hoàn toàn tinh khiết bằng cách tận diệt và loại trừ mọi ô nhiễm.
Trích: Đức Phật và Phật Pháp - Hòa thượng Narada, 1980
…..
Khi đau khổ phát sinh, hãy ý thức rằng chẳng có ai nhận chịu đau khổ. Nếu nghĩ rằng đau khổ và hạnh phúc là của bạn thì bạn sẽ không bao giờ tìm thấy bình an.
Thiền sư: Ajahn Chah
……………………..
-"Cái gì khác biệt giữa một người đầy dính mắc và một người khác không còn dính mắc?"
--"Thưa Nhà Vua, người dính mắc thì bị trói buộc còn người kia thì không."
--"Ðiều đó có nghĩa gì?"
--"Người dính mắc thì sống trong tham muốn còn người kia thì không."
--"Tuy nhiên cả hai đều thích thức ăn ngon, không ai thích ăn dỡ."
--"Thưa Nhà Vua, người dính mắc khi ăn thì kinh nghiệm cả mùi vị lẫn sự dính mắc, nhưng người không dính mắc thì khi ăn chỉ kinh nghiệm mùi vị mà không kinh nghiệm sự dính mắc do mùi vị sinh ra."
Trích: Vua Milinda Vấn Ðạo
......................
Do thói quen truyền thống của mình mà chúng ta muốn nắm giữ cái gì đó. Đó là tại sao nếu như bạn không đặt niềm tin vào cơ thể mình thì bạn sẽ đặt niềm tin vào tâm mình. Chúng ta đang nắm giữ tâm như là của riêng mình. Nếu như bạn có thể chấp nhận rằng mọi người chỉ là Sự Thật Tâm Tạo, nó sẽ không ảnh hưởng đến bạn. Và rồi, mọi thứ kinh nghiệm sẽ không ảnh hưởng đến bạn nữa. Bất cứ điều gì diễn ra với bạn hay với người khác sẽ không còn ảnh hưởng đến bạn nữa.
Thiền sư U. Ottamasara
…………………..
Nếu như ta không có hạt giống của sân hận, sẽ không một ai có thể làm cho ta nổi giận được hết. Chính cái hạt giống sân hận có mặt trong ta, phản ứng lại với hành động hoặc lời nói của một người nào đó, khiến ta tức giận.
Trích: CHÍNH NIỆM - THỰC TẬP THIỀN QUÁN
………………….
Tham muốn, ao ước trong thực hành có thể là bạn hay kẻ thù. Thoạt đầu, sự tham muốn, ao ước thúc đẩy hay khích lệ việc hành thiền. Chúng ta muốn thay đổi sự vật, muốn hiểu biết, muốn chấm dứt đau khổ. Nhưng nếu luôn luôn ao ước chuyện chưa xảy ra, muốn sự vật diễn ra hay có đặc tính mà chúng không thể có thì chỉ gây thêm đau khổ thôi.
Thiền sư: Ajahn Chah
………….
Hãy giữ chánh niệm. Chánh niệm trên Sự Thật và theo cách này, bạn sẽ không phải là “một ai đó”. Cuộc sống của bạn sẽ thay đổi. Nếu như bạn chánh niệm không liên quan đến cái “tôi”, cuộc sống hiện tại và cuộc sống tương lai của bạn sẽ thay đổi. Trí thông minh hiện tại và trí thông minh tương lai của bạn sẽ thay đổi.
Có rất nhiều ham muốn trong tâm bạn. Đó là tại sao tâm luôn luôn bận rộn, tại sao tâm không được dễ dàng. Tâm không được nghỉ ngơi, mà bất an. Đó là tại sao, nếu chúng ta xả ly khỏi ham muốn, sẽ ngày càng ít ham muốn hơn. Tâm sẽ được bình an và tự do. Tâm sẽ có sức mạnh.
Thiền sư U. Ottamasara
……………
Một cái tâm trống không, không có nghĩa là chẳng có gì trong đó cả. Nó không có phiền não, nhưng nó có đầy trí tuệ.
Thiền sư: Ajahn Chah
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét