Thứ Tư, 4 tháng 7, 2018

HOÀI NGHI VÀ THẨM TRẠCH (TRẠCH PHÁP)

Phi như lý tác ý (chú tâm không khôn ngoan), đến các đối tượng gây ra nghi ngờ là yếu tố chính hoặc ‘dưỡng tố’ dẫn đến sự hiển lộ hoài nghi . ‘Phi như lý tác ý’, ayoniso manasikāra, là duyên sinh ra hoài nghi. Ngược lại, ‘như lý tác ý’, chú tâm khôn ngoan hay chú tâm thấu đáo, yoniso manasikāra, phải được điều hướng để phân biệt giữa cái gì là thiện lành và không thiện lành, cái gì là đáng chê trách và đáng khen ngợi, cái gì là cao thượng và hạ liệt, cái gì là tối tăm và trong sáng. 

Như thế, cần phải ghi nhận ở đây là yếu tố ‘như lý tác ý’ một mặt được sử dụng để đoạn trừ hoài nghi và một mặt khác, được dùng để phát triển trạch pháp.

Trạch pháp sinh khởi dựa vào niệm. Điều này cho thấy rằng loại thẩm tra cần thiết để vượt qua sự hoài nghi có quan hệ gần gũi với niệm, theo ý nghĩa ‘thẩm tra’ với nhận thức rõ ràng về bản chất thực sự của ‘pháp’.

 Một khía cạnh khác của trạch pháp là thẩm tra về lý thuyết. 
Quy trình hóa giải hoài nghi thông qua thẩm tra được mô tả trong nhiều bài kinh, qua đó, nên gặp gỡ bậc thiện trí để được giải thích, làm rõ các câu hỏi, để xua tan những nghi ngờ của mình (


Người nào quen nghe Pháp trong kiếp nầy sẽ tiếp tục hưởng được lợi ích cho cuộc sống trong các kiếp sau, bởi vì người ấy sẽ dễ dàng tiếp nhận nếu có dịp được nghe Pháp mà không do dự, cũng giống như những ai đã từng nghe âm thanh tiếng trống hoặc tù và sẽ không nghi ngờ hoặc phân vân về bản chất của âm thanh vừa nghe
 
Chỉ khi nào hoài nghi được khắc phục theo cách này, mới có thể diệt trừ tham, sân và si. Những lợi ích khác của việc khắc phục hoài nghi là hành giả sẽ bình tĩnh, không sầu khổ khi lâm bệnh trầm trọng, và vị ấy có thể sống ở những nơi hẻo lánh trong khu rừng hoang dã mà không sợ hãi, khiếp đảm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét