Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

BÀI 1 A. TỨ DIỆU ĐẾ


Tứ Diệu Đế là nền tảng cốt lõi của giáo lý nhà  Phật, và do đó rất quan trọng. Cách nay hơn 2,500 năm, sau khi chứng ngộ đạo quả cao thượng, Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni ban truyền thông điệp đầu tiên cho thế gian là bái Pháp này. Đây  là nền tảng thiết yếu của Phật Giáo, đã chuyển hóa tư tưởng và lối sống của một phần lớn nhân loại.
Tứ Diệu Ðế( 4 chân lý cao thượng) gồm có:
Khổ đế (Dukkha)
Tập Ðế (Samudaya)
Diệt Ðế (Nirodha)
Ðạo Ðế (Magga)
Bốn chân lý nầy gọi là "Tứ Diệu Ðế" hay "Bốn Chân Lý Cao Thượng" vì ba nguyên nhân:
- vì được khám phá bới bậc thánh cao quí là Phật;
- vì chỉ con đường giác ngộ trọn vẹn đầy đủ;
- vì là phương pháp tu tập hướng thượng dính liền với thực tế, không phải lời hứa hão huyền.
 Tham ái là nguyên nhân gây ra khổ.
 Bát Chánh Ðạo là phương thuốc trị liệu cần phải được thực hành.
 Hạnh phúc tối thượng, là sự giải thoát, diệt trừ tham ái hoàn toàn, là cảnh giới an vui Niết Bàn.


CHÚ Ý: Từ Khổ ở đây không phải là  chỉ sự đau đớn, thất vọng, bất lực…vv mà chỉ trạng thái tâm không chấp nhận hiện tại,  luôn có mong muốn xâu xa muốn nhiều hơn điều mình thích hoặc bỏ đi điều không thích.
Ðức Phật dạy: "Thế gian nầy thành hình từ sự khổ đau". Những người có cái nhìn chân chánh sẽ thấy thế gian chỉ có một bệnh, chỉ có một vấn đề là khổ đau, bất toại nguyện, hay sự xung đột giữa tham ái và đời sống thực tế. Tất cả những khó khăn trong đời sống đều nằm trong Khổ đế.
Ðạo Phật không phủ nhận hạnh phúc thế gian. Chính Ðức Phật ngày xưa trong kinh Anguttara Nikaya đã liệt kê tất cả khoái lạc hạnh phúc trong đời sống thế gian. Tuy nhiên, ngài dạy rõ:
"Vì sắc, thinh, hương, vị, xúc mang lại khoái cảm nên con người bám víu vào và trở thành nô lệ nó. Người nào nhận thấy sắc, thinh, hương, vị, xúc không mang lại hạnh phúc dài lâu, không bám vào, người nầy đã giải thoát".
Khổ có ba loại:
- khổ-khổ (dukkha-dukkha)
- hành khổ (samkhara-dukkhata)
- hoại khổ (viparinama dukkhata)
Khổ-khổ là cái khổ thông thường như khổ vì sanh, lão, bệnh, tử; khổ khi gần người ghét, khổ khi xa người thương, khổ khi muốn mà không được.
Hành khổ là cái khổ bám víu vào năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Năm uẩn nầy họp lại thành thân-tâm một chúng sanh. Vì bám víu vào năm uẩn, chúng sanh tạo nghiệp và chịu nhiều đau khổ vì định luật nhân quả.
Hoại khổ là sự khổ về vô thường. Chúng sanh và thế gian thay đổi không ngừng, xoay chuyển như cơn gió lốc, không một ai thoát khỏi sự thay đổi sanh diệt. Ðôi khi ta hưởng được một ít hạnh phúc do năm uẩn mang lại nhưng hạnh phúc nầy ngắn ngủi, mỏng manh như làn sương. Khi năm uẩn bị diệt, hạnh phúc tan biến, thay vào đó là sự đau khổ.


Ta có khuynh hướng nghĩ rằng bản thân là một hiện hữu có thật,  độc lập ở ngoài cả thân lẫn tâm>> niềm tin sai lầm vào sự bền vững, hoặc vào sự tồn tại cố hữu, hoặc vào bản ngã >> phiền não Tham, Sân, Si>> Nghiệp>> Khổ






0 nhận xét:

Đăng nhận xét