Câu hỏi 23: Khi con ngồi thiền, con có rất nhiều
suy nghĩ liên tục, vậy làm sao để con giải quyết vấn đề này?
Thiền sư Ottamasara: Suy nghĩ như thế vẫn luôn
diễn ra, không phải chỉ khi bạn hành thiền. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn đã
làm cho tâm mình nghĩ. Bạn nghĩ một cách có chủ ý nên trong khi hành thiền, suy
nghĩ diễn ra một cách tự động. Đó là lý do bạn nên cố gắng không bắt tâm phải
nghĩ trong đời sống hàng ngày.
Bạn muốn nghĩ là vì ham muốn. Nếu bạn cố gắng không theo ham muốn này,
sẽ ngày càng có ít suy nghĩ hơn, và bằng cách đó, sẽ không có vấn đề như thế.
Nếu như bạn tuân theo ham muốn của mình, vấn đề sẽ lại tiếp tục. Việc không suy
nghĩ là có thể. Nếu bạn có thể buông bỏ thói quen suy nghĩ thì không cần thiết
phải nghĩ, những ý tưởng tốt sẽ tự động xuất hiện.
Đó là kinh nghiệm của bản thân tôi. Trước khi hành thiền, tôi đã luôn
luôn suy nghĩ. Với thiền, tôi đã có thể hiểu rằng suy nghĩ là không (có gì) hay
ho, và không cần thiết. Vì thế, tôi cố gắng buông bỏ thói quen suy nghĩ này và
đã làm việc đó thành công. Vì thế tâm tôi được tự do và rất có sức mạnh. Suy
nghĩ làm cho tâm bận rộn và không ổn định. Do tôi có thể buông bỏ thành công
thói quen suy nghĩ, tôi không cần phải nghĩ nữa và những ý tưởng tốt xuất hiện
một cách tự nhiên và tự động.
Đi ngược lại ham muốn của mình là có thể. Trong đời sống hàng ngày, khi
tôi làm công việc kinh doanh, suy nghĩ là cần thiết. Do loại suy nghĩ kiểu như
thế, tôi cứ suy nghĩ suốt ngày và không thể kiểm soát thói quen này của mình.
Chỉ đến khi tôi hành thiền, nghe thầy dạy thiền của mình, dần dà tôi có
thể buông bỏ thói quen suy nghĩ. Cũng như vậy, bạn cũng nên cố gắng làm như
thế. Không cần thiết phải nghĩ. Thực hành thiền là trọn vẹn (hay toàn diện).
Nếu bạn hành thiền, không cần thiết phải lệ thuộc vào bộ não, không cần phải
nghĩ, không cần phải phụ thuộc vào bản thân mình. Cứ tiếp tục thực hành. Nó sẽ
đáp ứng mọi mong muốn của bạn.
Bạn phải can đảm buông bỏ mọi hành động của thân, khẩu, ý. Lúc này bạn
đang nghĩ về việc làm thế nào, làm cái gì. Sự hiểu biết đó là sai, là không
trọn vẹn. Bạn phải cố gắng hiểu làm thế nào để buông bỏ mọi hành động về thân,
khẩu, ý.
Lời dạy của tôi chú ý đến việc làm thế nào để buông bỏ tất cả mọi hành
động. Vì vậy, bạn thực hành như thế nào thì không quan trọng. Cái gì diễn ra
với bạn, kinh nghiệm gì bạn có được không quan trọng, bạn đang thực tập ở đâu
không quan trọng. Liệu bạn có thể buông bỏ được tất cả các hành động về thân,
khẩu, ý; buông bỏ được tất cả các hành động của mình hay không cũng không quan
trọng. Nếu thực hành một cách hiệu quả và đúng đắn, bạn sẽ có khả năng buông bỏ
mọi thói quen, mọi hành động của mình.
Nếu bạn hành thiền không thành công, bạn không có khả năng buông bỏ thói
quen suy nghĩ và các thói quen về thân, khẩu khác. Hãy nghĩ về việc buông bỏ
tất cả mọi hành động. Đừng nghĩ về việc làm cái gì và làm như thế nào - đó
không phải là buông bỏ. Đó là kế hoạch để càng làm nhiều hơn. Nếu như bạn lập
kế hoạch để làm nhiều hơn, bạn sẽ có khả năng làm nhiều hơn nhưng bạn sẽ không
có khả năng buông bỏ thói quen của mình.
Có nhân, sẽ có quả. Không
có nhân, sẽ không có quả. Tôi không chú ý đến việc tạo nhân và hiếm khi chú
ý đến quả. Bạn buồn và tâm bạn không ổn địn, bạn làm gì? Bạn nghĩ về việc sẽ
làm gì. Bạn đã quen với việc nghĩ làm thế nào để dừng quả nhưng không nghĩ đến
việc làm thế nào để dừng nhân.
Tôi chú ý đến việc dừng tạo nhân và theo cách này, sẽ không có quả. Do
chúng ta đang làm các công việc thông thường, chúng ta không hiểu về tâm. Do
chúng ta không thể dừng việc kiếm tiền, do chúng ta không thể dừng việc cư xử
như những người khác - đó là tại sao sự hiểu biết của chúng ta về tâm không
được sâu.
Hãy cố gắng buông bỏ các hành động của bạn. Chúng ta phải cố gắng buông
bỏ việc bắt chước những người khác. Để làm được như thế, chúng ta cần phải bắt
chước Đức Phật và những đệ tử của Ngài. Chúng ta cần phải làm các việc thiện
pháp. Theo cách này, sự hiểu biết của chúng ta về tâm sẽ sâu hơn và trí thông
minh sẽ ngày càng cao hơn.
(Trích sách: Từ Vô Minh đến Minh - Chuyển ngữ: Phật tử Lan Nanika)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét