Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

ĐẠO LỘ ĐƯA ĐẾN GIÁC NGỘ CỦA ĐẠO PHẬT NGUYÊN THỦY

May 11, 2014 at 7:03pm
Đạo lộ đưa đến giác ngộ của Đạo Phật nguyên thủy

Đạo Phật với sự hướng dẫn của Đức Phật chỉ tồn tại hơn hai trăm năm. Hiện nay, tông phái của Đạo Phật xưa cổ nhất, duy nhất còn tồn tại là Theravada (Thera có nghĩa là trưởng lão). Theravada được coi như Đạo Phật nguyên thủyvới Luật, Kinh, Thắng Pháp (vi Diệu Pháp) và các bộ chú giải (commentaries) được bảo tồn khá đầy đủ. Phương cách thực hiện giác ngộ của Theravada dựa trên kinh Nikaya, bộ Phân Tích Đạo của ngài Xá Lợi Phất và bộ luận Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) của ngài Buddhaghosa. Bộ Thanh Tịnh Đạo không phải là quan điểm riêng của ngài Buddhaghosa. Đây là qui trình tu tập dựa trên Kinh-điển và Vi Diệu Pháp:
-  Hành giả trước tiên thanh lọc thân tâm bằng giới (sila),
-  Sau đó thực hành thiền định (samadhi) để hỗ trợ Giới và hỗ trợ Tuệ quán (vipassana) sau này.
-  Sự giác ngộ được thực hành tuần tự qua 16 tầng thiền tuệ từ thấp lên cao. Thiền tuệ là phương pháp quan sát thế giới (vật chất và tinh thần) bằng cách quan sát thân tâm của chính hành giả. Bằng năng lực của Định, hành giả thấy rõ từng tâm phát khởi, thấy rõ quá trình tâm duyên hợp phát sinh rồi hủy diệt. Sự biết và thấy rõ các tâm phát sinh ra các trí.

Qua mười một tầng tuệ đầu tiên hành giả sẽ bắt đầu trực nhận Níp bàn:
“…Sau khi chứng đắc các tuệ này, hành giả vẫn tiếp tục công việc thấy sự trôi qua và diệt mất của mỗi hành khi chúng khởi lên, với ước muốn thoát khỏi chúng, hành giả sẽ thấy ra rằng cuối cùng tất cả các hành đều diệt. Tâm hành giả trực tiếp biết và thấy Niết-bàn – đó là ý thức trọn vẹn về (vô vi) Niết-bàn kể như đối tượng.

Khi tâm thấy Niết-bàn, hành giả kinh qua năm tuệ còn lại cùng với sự khởi lên của tiến trình tâm đạo (maggavīthi). Năm tuệ đó là:
1. Tuệ Thuận Thứ (Anulama ñāṇa)
2. Tuệ Chuyển Tộc (Gotrabhù ñāṇa)
3. Tuệ Đạo (Magga ñāṇa)
4. Tuệ Quả (Phala ñāṇa)
5. Tuệ Phản Khán (Paccavekkhana ñāṇa)

Như vậy hành giả đã đạt đến chánh trí về Tứ Thánh Đế và đã tự mình chứng ngộ Niết-bàn. Với sự chứng ngộ này, tâm hành giả đã được tịnh hóa và thoát khỏi mọi tà kiến. Nếu hành giả cứ tiếp tục theo cách này, có thể hành giả sẽ đạt đến A-la-hán Thánh quả và nhập Vô Dư Niết-bàn…” 
Đạo lộ tu tập Theravada hoàn chỉnh được tìm lại căn cứ theo các bộ Nikaya, theo Vi diệu pháp, theo Phân tích đạo, theo Thanh Tịnh đạo luận (Visudhimagga). Ngay vào lúc giác ngộ, người giác ngộ sẽ trực tiếp nhìn thấy lộ trình tâm giác ngộ của chính mình. Khi đã “hữu duyên” biết đến những thông tin này, những ai tha thiết với sự truy tìm giác ngộ sẽ phải bật khóc khi biết đến tính minh bạch và tầm vóc vĩ đại của giáo pháp mà Đức Phật đã giảng dạy.

Đạo Phật của  Đức Phật Gautam được giảng dạy công khai, không dấu diếm, không bí truyền. Tính thần bí và bí truyền cũng như tính luôn đề cao vai trò của giáo chủ hay của tha lực là một đặc diểm của Ấn giáo. Sự truyền tâm (initiation) chỉ là một kĩ thuật hổ trợ loại giác ngộ trong tam giới. Kĩ thuật truyền tâm không có tác dụng gì trong Giác Ngộ Tối Thượng của Đạo Phật Phật (ý nói Đạo Phật chính thống và nguyên thủy). Nguyên lý trong sự giác ngộ của Đạo Phật là sự phát tiển các Tuệ (wisdom) tức sự hiểu biết hướng đến giải thoát. Tuệ giác ngộ không phải là phạm trù mơ hồ hay thần bí. Tuệ để thực hiện giác ngộ có thể liệt kê, đếm và mô tả được. Mười sáu tuệ trong sự thực hành Vipassana là những tuệ căn bản nhất. Chỉ có đầy đủ tuệ giác ngộ mới có được lộ trình tâm giác ngộ.

Trích: Giác Ngộ là gì?



0 nhận xét:

Đăng nhận xét