KINH ĐẠI NIỆM XỨ - Mahāsatipaṭṭhāna | Thiền Giữa Đời Thường

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

KINH ĐẠI NIỆM XỨ - Mahāsatipaṭṭhāna

Kinh Đại Niệm Xứ - Mahāsatipaṭṭhāna được xem là bài kinh quan trọng nhất trên phương diện thực hành thiền Phật giáo. Các thiền phái Minh Sát, dù khác nhau về đối tượng quán niệm, vẫn không xa khỏi bốn lĩnh vực: Thân, Thọ, Tâm, và Pháp mà Đức Phật đã trình bày trong kinh. Và chắc chắn rằng không thể có giải thoát ngoài “Tứ Niệm Xứ” vì điều nầy đã được Đức Phật tuyên bố là Con Đường Độc Nhất - Ekāyano maggo. Do đó, việc tìm hiểu bài kinh là hết sức cần thiết đối với người học Phật, nhất là những hành giả Minh Sát.

Trong các bài hướng dẫn thiền cúa các vị thiền sư, mỗi người sẽ hướng dẫn thiền sinh chọn đối tượng quan sát khi hành thiền khác nhau phù hợp với lập trường truyền thống quán niệm mà họ giảng dạy. Tuy nhiên những bất đồng ấy cũng không phải là điều quan trọng, hơn nữa chúng chỉ nảy sanh ở giai đoạn tiền minh sát. Vì Minh sát thực sự bắt đầu khi người hành thiền quán tánh sanh, diệt của mọi hiện tượng tâm, vật lý hay danh và sắc trong chính tự thân, và ở giai đoạn này các truyền thống minh sát đều như nhau.

Mấu chốt của việc thực hành minh sát là làm sao duy trì chánh niệm và tỉnh giác liên tục trên bất kỳ hiện tượng thân, tâm hay danh và sắc nào để thấy ra tính chất sanh-diệt của nó, còn các vấn đề khác chỉ là phụ mà thôi.

Khi thực hành thiền sẽ thực sự hiểu rằng đối tượng quan sát thì không quan trọng bằng trạng thái, phẩm chất tâm được xây dựng trong quá trình quan sát đối tượng ấy: Có tham nhìn thấy điều gì, có sân muốn gạt bỏ điều gì hay mê mờ, nghi ngờ lãng quên hiện tại...vv và vv








0 nhận xét:

Đăng nhận xét